TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 60 - 67)

3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ HUYỆN THANH TRÌ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên về đất đai

Thanh Trì là huyện ngoại thành nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội tiếp giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây); và các huyện Gia Lâm (với sông Hồng làm ranh giới tự nhiên) ở phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía Nam. Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía tây nam. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Vì thế trước đây tên cũ của huyện là Thanh Đàm, có nghĩa là "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện.

Huyện Thanh Trì trước kia bao gồm toàn bộ diện tích hiện nay và một phần diện tích tương đối lớn nữa đã thuộc về các quận Thanh Xuân và Hoàng Mai. Sau khi thành lập quận Thanh Xuân và trước khi quận Hoàng Mai ra đời (năm 2001), diện tích tự nhiên của huyện là 9.791 ha, gồm 24 xã và 01 thị trấn. Đến năm 2003, một phần của huyện Thanh Trì được cắt ra để hợp với một số phường của quận Hai Bà Trưng thành quận Hoàng Mai, gồm toàn bộ 09 xã và một phần (55ha) của xã Tứ Hiệp. Sau khi chia tách, diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Trì chỉ còn 6.292.73 ha với 15 xã và 01 thị trấn: thị trấn Văn Điển và các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Hữu

Hòa, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Liên Ninh, Yên Mỹ, Duyên Hà, Đông Mỹ, Vạn Phúc.

Về thổ nhưỡng: căn cứ tài liệu tổng thể thành phố Hà Nội khu vực đất đai huyện Thanh Trì có đặc điểm như sau: (i) Khu vực ngoài đê có địa chất á cát, á sét, phù hợp để phát triển vùng rau an toàn; (ii) Khu vực phía đông đường 1A có địa chất á cát, á sét, tương đối thuận lợi cho khai thác, xây dựng; (iii) Khu vực phía tây bắc của huyện (vùng Tân Triều) có địa chất á sét, than bùn, than non, ít thuận lợi cho xây dựng; (iv) Khu vực tây nam huyện có địa chất than bùn, á sét thuận lợi cho xây dựng.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội

Sau 25 năm đổi mới (1986- 2011), Thanh Trì đã phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Kinh tế đã liên tục phát triển, tăng trưởng luôn ở mức cao. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư; văn hóa - xã hội có nhiều thay đổi khả quan. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị đạt được những thành tựu đáng tự hào.

3.1.2.1. Về kinh tế

Là huyện sản xuất nông nghiệp có nhiều ngành, nghề truyền thống, tập trung ở một số làng tích lũy được nhiều kinh nghiệm như các làng nuôi trâu, làng lúa gạo, làng làm rau, trồng hoa, làng nuôi cá và một số cây ăn quả, làng làm một số sản phẩm thủ công… Về công nghiệp có nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pin Văn Điển, nhà máy chế tạo biến thế ABB, khu công nghiệp Ngọc Hồi.

Từ năm 2000, huyện đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một hecta đất canh tác. Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

như ở các xã: Đông Mỹ (90 ha), Vĩnh Quỳnh (27 ha), Đại Áng (17 ha). Mô hình trồng rau an toàn đã được thực hiện ở 03 xã Lĩnh Nam (đã chuyển về Hoàng Mai), Yên Mỹ và Duyên Hà. Huyện đã đầu tư hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi diện tích cấy hai vụ lúa bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản được 255 ha (đạt 102% kế hoạch, tăng hiệu quả kinh tế so với trồng lúa từ 1,96 đến 2,6 lần. Trong những năm qua, huyện gặp phải nhiều khó khăn do lạm phát, khủng hoảng kinh tế và thiên tai, đặc biệt là những hậu quả của việc mưa lũ, úng lụt; nhưng nhìn tổng thể, Thanh Trì đã có những bước phát triển khá vững chắc cả về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định năm 2006 đạt 663.633 triệu đồng, đến năm 2008 đạt 906,5 tỷ đồng, tăng 27%; cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ. Thống kê số liệu năm 2008 cho thấy: chỉ tiêu về công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 63%, thương mại và dịch vụ đạt 19,7%, nông nghiệp đạt 17,2%. Thu nhập bình quân đầu người của Thanh Trì là 520.000 đồng/người/năm; tổng thu ngân sách đạt 235 tỷ đồng, đạt 132% kế hoạch, tăng 28,2% so với năm 2007. Tổng chi cân đối ngân sách 334 tỷ đồng, đạt 136,7% kế hoạch, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm 2007. Thu 97 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất, đạt 122,4% kế hoạch [36]. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và những khó khăn chung của nền kinh tế, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai, thực hiện những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; giành 4 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển kinh tế, khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên kinh tế của huyện được duy trì và tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Thương mại dịch vụ tăng từ 20,5% lên 20,8%, nông nghiệp giảm từ 16,5% xuống còn 15,8%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 759.478 triệu đồng, tăng 57,9% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,2triệu đồng/người/năm, tăng 3,5 triệu đồng so với năm

2010 [36]. Lâu nay, Thanh Trì vẫn được coi là cái "rốn" hứng nước thải, ô nhiễm môi trường của Hà Nội. Chính vì vậy, lãnh đạo huyện đã quyết tâm thay đổi chất lượng và cảnh quan môi trường. Tuy cơ cấu kinh tế đã dần chuyển đổi nhưng nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện. Nếu như trước đây, rau do người dân Thanh Trì trồng, cá người dân Thanh Trì nuôi thường bị nghi ngại vì được tưới và sống bằng nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ thì hiện nay, Thanh Trì lại là địa phương đi đầu của Hà Nội trong việc thực hiện dự án "Lấy nước sạch sông Hồng từ hệ thống kênh dẫn Hồng Vân" cho các xã. Với kinh phí đầu tư trên 6,2 tỉ đồng, huyện đã xây dựng, cải tạo, đào đắp, xây mới kênh mương bê tông; cống điều tiết để lấy nước sông Hồng sử dụng trồng rau, nuôi cá, thậm chí cho cả diện tích lúa của 5 xã vùng trọng điểm. Trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu thủy sản sạch. Hiện nay, khu công nghiệp Ngọc Hồi là khu công nghiệp đầu tiên của Hà Nội xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại chỗ. Nước sau khi đã xử lý được dùng để nuôi cá ngay trong khu công nghiệp [10].

Hướng phát triển trong những năm tới của huyện tập trung vào việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2012 và những năm tiếp theo. Trong đó, chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao; xây dựng nông thôn mới hiện đại, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, đô thị, nâng cao đời sống, dân trí, môi trường sinh thái, tăng cường xây dựng khối liên minh công nông trí thức, đặc biệt, quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn. Khắc phục những khó khăn do đặc thù khách quan, như quy hoạch, ô nhiễm môi trường...; phát huy truyền thống cách mạng, năng động, tiếp tục chủ động khai thác nguồn lực, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đưa dịch vụ lên hàng đầu, phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng Thanh Trì thành điểm sáng về nông thôn đô thị.

3.1.2.2. Về y tế, văn hóa - xã hội - Về y tế

Mạng lưới y tế trong toàn huyện gồm có 16 trạm y tế xã, thị trấn đạt 100% số xã, thị trấn trên toàn huyện có trạm y tế. Các trạm y tế đều đảm bảo về cơ sở vật chất và có bác sĩ. Hàng năm đã tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 15.000 lượt người, chủ động phòng chống dịch bệnh, tổ chức các hoạt động truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số. Năm 2009, tỷ suất sinh là 12,5%0, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 6,55%; Năm 2011 tỷ suất sinh năm 2011 ước đạt: 16,8%0, tăng 0,3%0 so với năm 2010, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đạt 6,3% tăng 0,8% so với năm 2010 công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em được quan tâm thường xuyên. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2010 là 12,2%, phấn đấu giai đoạn 2011-2020 giảm còn từ 8% - 10% các trẻ em lang thang cơ nhỡ được giúp đỡ kịp thời, các lớp học tình thương được sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội. Theo số liệu tổng hợp của Phòng thống kê huyện: đến hết năm 2008, dân số toàn huyện là 167.370 người. Đến hết

năm 2011 dân số Thanh Trì là 208.686 người [35]. - Về văn hóa - xã hội

Trình độ dân trí tại huyện không đồng đều, khu vực thị trấn và các xã trung tâm có trình độ dân trí cao hơn khu vực nông thôn; chất lượng lao động của huyện nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục được giữ vững ổn định và có bước phát triển đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Số trẻ em trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 93%. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 1998 và là huyện hoàn thành sớm nhất thành phố. Phát huy truyền thống của một huyện giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và hiếu học. Năm 2004, sau khi 9 xã tách về quận Hoàng Mai, huyện không có trường chuẩn quốc gia. Qua 7 năm xây dựng, đến nay huyện đã có 30/57 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 52,6% và huyện có tỉ lệ trường chuẩn cao

nhất thành phố. Thành lập Hội khuyến học từ huyện tới các cơ sở xã, thị trấn, thôn, xóm; khuyến khích các sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm việc cho quê hương. Năm học 2010 - 2011 ngành giáo dục và đào tạo huyện được Ủy ban nhân dân thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu khối huyện, được Đảng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III. Là một trong những địa phương dẫn đầu trong nhiều phong trào thi đua yêu nước trên toàn thành phố Hà Nội. Trong tổng số 29 quận, huyện của Thủ đô, Thanh Trì luôn hoàn thành xuất sắc các kế hoạch của thành phố giao, đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác "đền ơn đáp nghĩa", chăm lo cho người nghèo; Xây dựng các mô hình, chuyên đề về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, đảm bảo giữ vững an ninh, an toàn địa bàn, được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.

3.1.3. Vị trí và vai trò của huyện Thanh Trì trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

Sự hình thành và phát triển của huyện Thanh Trì gắn bó chặt chẽ với kinh đô Thăng Long. Từ thuở có tên Long Đàm (thời nhà Trần) đã có quan hệ mật thiết, gắn với xứ Kẻ Chợ- Thượng Kinh. Do vị trí địa lý và truyền thống làng nghề nằm sát kinh thành Thăng Long, giao thông thuận tiện nên so với các huyện ngoại thành khác, Thanh Trì luôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND, về việc quy hoạch chung toàn bộ huyện Thanh Trì nhằm tạo không gian kiến trúc đô thị cho khu vực và cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch, khu vực đô thị sẽ được hình thành trên trục đường 1A gắn kết với trục đường 70 tới khu vực quận Hà Đông theo hướng phát triển các trung tâm thương mại hỗn hợp, dịch vụ văn phòng và đào tạo. Khu vực phía Tây, gồm các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng. Khu vực phía Đông, gồm xã Đông Mỹ và phần bãi sông Hồng sẽ được dành

để phát triển vùng cây xanh lớn, kết hợp với các yếu tố mặt nước để tạo nên khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí.

Đến năm 2020, quy mô dân số huyện Thanh Trì khoảng 250.300 người, trong đó dân số khu vực đô thị là 153.500 người. Trong tổng diện tích 6.292,73 ha, đất dành cho phát triển đô thị sẽ là 2.870ha. Đất ở khoảng 856,6 ha chủ yếu phát triển các khu đô thị mới như Tây Nam Kim Giang, Hạ Đình, Cầu Bươu, Tứ Hiệp, chú trọng phát triển các công trình cao tầng phía giáp trục đường thành phố. Khu vực phía Nam, gồm các xã Liên Ninh, Tam Hiệp, Ngọc Hồi sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các điểm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề kết hợp với phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Trung tâm công cộng và khu ở dự kiến phát triển 2 khu lớn nằm ở Liên Ninh (xây dựng nhà cao tầng không dưới 9 tầng mật độ không quá 40%, trục không gian chính là nối quốc lộ 1A và khu công nghiệp Ngọc Hồi) và phía Bắc đường 70 xã Tam Hiệp (xây dựng nhà cao tầng không dưới 7 tầng, mật độ xây dựng không quá 35%). Khu đất Nhà máy Pin Văn Điển và Phân lân Văn Điển định hướng chuyển đổi thành trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng, hai bên đường 70 cao không dưới 11 tầng và mật độ xây dựng không quá 30%. Toàn bộ diện tích đất quy hoạch xây dựng Cụm công nghiệp Ngọc Hồi mở rộng được chia thành các nhóm chức năng như: đất giao thông, đất cây xanh - hồ điều hòa, đất công trình kỹ thuật đầu mối, đất hành chính - dịch vụ cộng đồng, đất nhà máy, xưởng sản xuất… Trong cụm công nghiệp này, khu vực hồ điều hòa kết hợp với phần đất cây xanh ven hồ được xây dựng một số công trình tiểu cảnh, nghỉ ngơi, thể dục - thể thao, tạo vi khí hậu cho khu vực và cảnh quan khu vực kết hợp với cây xanh dọc đường tạo thành hệ thống không gian mở liên hoàn trong khu vực. Các công trình phía trục đường quốc lộ 1A và trục đường đôi khu công nghiệp bố trí các công trình văn phòng cao 3-5 tầng có kiến trúc đẹp; các công trình nhà sản xuất công nghiệp phía bên trong cao 1-2 tầng không gian lớn và hình thức nhà công nghiệp hiện đại; đối với loại hình sản xuất sạch, công nghệ cao khuyến khích

xây dựng cao tầng. Ngoài ra, trong quỹ đất nằm trong đô thị còn có đất cây xanh, thể dục, thể thao khoảng 506 ha. Đất cơ quan, đào tạo nghề khoảng 176 ha, đất lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng khoảng 20,77 ha; Đất công nghiệp kho bãi 214 ha chủ yếu là khu Liên Ninh, Ngọc Hồi; Đất an ninh, quốc phòng 63,48 ha… Khu vực đất quy hoạch ngoài vùng phát triển đô thị 3.422,73 ha chủ yếu là hình thành các tiểu vùng xã Hữu Hòa, Vĩnh Quỳnh. Các xã nằm

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 60 - 67)