SỰ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUYỀN KHAI SINH, QUYỀN KHAI TỬ VỚI CÁC QUYỀN NHÂN THÂN KHÁC

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 29 - 31)

được thể hiện ở chỗ quyền khai sinh, khai tử vừa có ảnh hưởng trực tiếp đối với các quyền nhân thân khác, khi thực hiện các quyền nhân thân khác thì trong nội dung của các quyền này cũng chịu ảnh hưởng của việc thực hiện nội dung của quyền khai sinh, khai tử.

1.3. SỰ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUYỀN KHAI SINH, QUYỀN KHAI TỬ VỚI CÁC QUYỀN NHÂN THÂN KHÁC KHAI TỬ VỚI CÁC QUYỀN NHÂN THÂN KHÁC

Có thể khẳng định rằng quyền khai sinh, khai tử ảnh hưởng trực tiếp, có mối liên quan đến việc thực hiện một số quyền nhân thân. Trong việc thực hiện nội dung các quyền nhân thân, quyền khai sinh, quyền khai tử có thể được dẫn chiếu để khẳng định quyền của chủ thể.

Quyền của cá nhân đối với họ, tên là quyền nhân thân liên quan đến sự cá biệt hóa được Bộ luật Dân sự quy định. Trong các quyền nhân thân thì quyền nhân thân mang tính cá biệt hóa cá nhân thể hiện rất rõ đặc trưng của luật Dân sự. Khi tham gia quan hệ mỗi cá nhân độc lập với nhau và độc lập với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật. Việc phân biệt cá nhân này với cá nhân khác và phân biệt cá nhân với chủ thể khác của quan hệ pháp luật không những có ý nghĩa trong việc xác định rõ quyền, nghĩa vụ của chủ thể mà còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng.

Mỗi cá nhân sinh ra đều có tên gọi của mình do bố mẹ hoặc ai đó đặt cho để phân biệt cá nhân đó với những cá nhân khác và đó là quyền của mỗi cá nhân. Trên thực tế thì quyền này mặc nhiên là có để mỗi cá nhân có thể phân biệt nhau. Có nhiều dấu hiệu để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác nhưng có lẽ tên gọi là dấu hiệu đầu tiên để cá biệt hóa cá nhân. Mặc dù một người có thể có nhiều tên gọi khác nhau như tên khai sinh, tên thường gọi, biệt hiệu, bí danh… Họ tên không chỉ đơn thuần là yếu tố về mặt nhân thân mà nó còn là yếu tố pháp lý quan trọng để cá nhân xác lập thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý nhân danh chính mình. Do vậy, họ tên của một người cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận bằng việc cấp giấy khai sinh cho một người. Khi cá nhân tham gia quan hệ pháp luật, mỗi cá nhân chỉ được công nhận mang một tên riêng để phân biệt với những cá nhân khác. Đó là tên của người đó được ghi trong giấy khai sinh. Quyền đối với họ tên là quyền nhân thân của cá nhân, cá nhân có quyền này kể từ khi sinh ra. Tuy nhiên việc thực hiện quyền này lại không do chính họ thực hiện mà lại hoàn toàn phụ thuộc vào người có trách nhiệm đi khai sinh. Như vậy, để thực hiện quyền có họ, tên thì cá nhân đó phải được đăng ký khai sinh và như vậy đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền được khai sinh.

Quyền kết hôn là quyền nhân thân được Bộ luật Dân sự quy định, ngoài ra trong Luật Hôn nhân và gia đình cũng ghi nhận nguyên tắc này và cụ thể hóa trong các quy định có liên quan về điều kiện đăng ký kết hôn. Hai bên nam, nữ phải đủ điều kiện do luật quy định mới được cơ quan Nhà nước thực hiện đăng ký kết hôn mà một trong những điều kiện Luật Hôn nhân gia đình quy định về độ tuổi kết hôn. Do vậy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ để làm cơ sở đối chiếu để thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Bộ luật Dân sự ghi nhận quyền của cá nhân đối với việc thay đổi họ, tên. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên của mình hoặc theo yêu cầu của những người do pháp luật quy định nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về điều kiện. Tuy nhiên họ, tên cần

thay đổi là họ, tên đã được đăng ký khai sinh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu tên đó chưa được đăng ký khai sinh thì không thể thực hiện yêu cầu thay đổi. Do vậy, để thực hiện yêu cầu thay đổi họ, tên thì người thay đổi họ, tên đó buộc phải có tên khai sinh và giấy khai sinh là giấy tờ buộc phải có khi thực hiện việc thay đổi họ,tên.

Theo quy định về quản lý hộ khẩu thì muốn xóa tên một người đã chết trong sổ hộ khẩu gia đình, chủ quản lý hộ khẩu phải căn cứ vào giấy chứng tử của chính quyền xã và đây là quy định không thể thiếu trong thủ tục này.

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 29 - 31)