Phƣơng thức giải quyết bằng hoà giải

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 64)

a) Khái niệm « cơ chế giải quyết TCKT »

2.4.2)Phƣơng thức giải quyết bằng hoà giải

Đây là phƣơng thức hoà giải ngoài tố tụng nhƣng có sự tham gia của “bên thứ ba” - chủ thế do hai bên tự thống nhất lựa chọn. Việc tham gia của bên thứ ba hoàn toàn mang tính khách quan, đóng vai trò trung gian để thuyết phục, hoà giải, đề xuất các biện pháp phù hợp để các bên lựa chọn giải quyết bằng thƣơng lƣợng. Do đó, đặc điểm của phƣơng thức hoà giải là thƣờng gắn liền với phƣơng thức giải quyết bằng thƣơng lƣợng. Tuy nhiên, bên thứ ba đƣợc lựa chọn phải có uy tín và đƣợc các bên tranh chấp nhất trí chỉ định.

Luật ĐTNN năm 1996 và Luật Đầu tƣ hiện hành cũng thiếu các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD bằng phƣơng thức hoà giải. Đối với việc hoà giải tại Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN, tuy trong luật có quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại cơ quan này khi có yêu cầu, những luật không quy định tổ chức, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và nhất là hiệu lực của các quyết định hoà giải. Để có thể đƣa các quy định này vào vận dụng trong việc giải quyết các TCKT của các DN có vốn ĐTNN nói chung và TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam nói riêng đòi hỏi phải có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể.

Khác với hoà giải ngoài tố tụng, hoà giải khi Toà án giải quyết vụ việc là một thủ tục bắt buộc nhƣng chỉ có ý nghĩa hình thức. Hoà giải trong tố tụng không đóng vai trò nhƣ một phƣơng thức độc lập theo quy định của Luật ĐTNN.

Nếu chƣa tiến hành hoà giải thì Toà án chƣa thể mở phiên toà đƣợc (Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004).

Ngoài Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN (mà cụ thể là Cục đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) tham gia hòa giải khi có yêu cầu của các bên, cũng có một số ít trƣờng hợp hoà giải có sự tham gia của các luật gia, luật sƣ am hiểu pháp luật hay các chuyên viên, chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Vai trò của những ngƣời này cũng chỉ nhằm đƣa ra quan điểm, ý kiến trên cơ sở pháp luật để các bên có thể tìm đƣợc tiếng nói chung.

Trong thực tế, các DNLD tại Việt Nam đều cố gắng tự giải quyết các bất đồng phát sinh trong quá trình hoạt động. Mặc dù có nhiều trƣờng hợp không đồng ý với phƣơng án thƣơng lƣợng, hòa giải nhƣng vì hoạt động chung nên các bên đã cố gắng tìm giải pháp thoả hiệp để doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Do những hạn chế của các chế định pháp lý về cơ chế giải quyết tranh chấp tại cơ quan quản lý ĐTNN nên việc giải quyết tranh chấp không đạt đƣợc hiệu quả cao. Có nhiều nguyên nhân làm cho việc giải quyết bằng hoà giải tại Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN không hiệu quả, có thể đƣa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Về mặt pháp luật: Luật ĐTNN năm 1996 cũng nhƣ Luật Đầu tƣ năm 2005 chƣa có quy định về việc giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam tại cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài liên quan đến các vấn đề nhƣ: thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết, hiệu lực của các quyết định, các biện pháp chế tài để đảm bảo hiệu lực của các quyết định. Điều này dẫn đến tình trạng các Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN chỉ đóng vai trò làm trọng tài giúp các bên giải quyết mâu thuẫn bất đồng. Do vậy cần phải có sự can thiệp của cơ quan công quyền trong giai đoạn hoà giải. Tuy nhiên, về mức độ và cách thức cũng phải phù hợp với tính chất của cơ quan này, bởi lẽ, Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN không phải là cơ quan xét xử.

- Về phía các cơ quan Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN: Các Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN cũng chƣa thực sự chú trọng giải quyết các TCKT

của các DN có vốn ĐTNN trong đó có DNLD nên cũng chƣa thành lập tổ chức, bộ máy cũng nhƣ bố trí về nhân sự để thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, trình độ và kỹ năng hòa giải của một số cán bộ chƣa cao nên chƣa thể đóng đƣợc vai trò trung gian để giải quyết loại tranh chấp đặc thù này.

- Về mặt tâm lý: Cụ thể tâm lý của bên nƣớc ngoài không muốn đƣa vụ việc ra UBND để giải quyết vì có nhiều trƣờng hợp UBND lại là cơ quan chủ quản của bên Việt Nam nên việc giải quyết không đảm bảo khách quan. Tâm lý e ngại này là có cơ sở vì theo đánh giá của các nhà kinh tế phƣơng Tây thì Việt Nam là một đất nƣớc mà quan hệ đóng vai trò rất quan trọng. Mặt khác tâm lý từ phía cơ quan địa phƣơng cũng ngại không muốn giải quyết dứt điểm vì ảnh hƣởng đến quan hệ: Nếu đứng về phía nƣớc ngoài thì mất lòng bên phía Việt Nam, còn nếu đứng về phía bên Việt Nam thì ngại gây ảnh hƣởng đến chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài của Nhà nƣớc. Do đó, thƣờng thì các cơ quan của UBND lại chuyển lên Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để giải quyết. Về phía Bộ, do phải gánh vác trách nhiệm nặng nề về công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài nên chỉ chủ yếu tập trung vào công tác thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.

Mặt khác, do trong pháp luật thực định không quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các cơ quan quản lý ĐTNN, nên đôi khi cũng không chú trọng đến công tác này vì cho rằng mình không phải là cơ quan giải quyết tranh chấp theo đúng nghĩa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN chƣa thực hiện đƣợc vai trò là cơ quan trung gian hoà giải các TCKT phát sinh giữa các bên trong DNLD.

Hiện nay, trong việc giải quyết tranh chấp đầu tƣ nƣớc ngoài đã có sự phối hợp giữa các ban ngành tại địa phƣơng, phối hợp giữa trung ƣơng với địa phƣơng. Tuy một vài trƣờng hợp có tác dụng nhất định nhƣng nhìn chung việc giải quyết vẫn kém hiệu quả. Nguyên nhân là thiếu sự kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các quyết định từ phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên liên doanh tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 64)