Qui định về cơ quan giải quyết tranh chấp trong vận chuyển hàng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế (Trang 94)

không quốc tế:

Tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế là một trong những dạng tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Pháp luật Việt Nam đã đƣa ra những qui tắc nhất định trong các văn bản pháp luật nhƣ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, Luật hàng không dân dụng để xác định thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết tranh chấp. Trƣớc đây trong Luật hàng không năm 1991 vấn đề giải quyết tranh chấp trong hoạt động hàng không và lĩnh vực vận chuyển hàng không nói riêng chỉ qui định một cách chung chung. Theo Điều 109 của Luật hàng không này thì việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động hàng không thông qua thƣơng lƣợng, hoà giải, trọng tài hoặc khởi kiện trƣớc toà án theo thẩm quyền và thủ tục do pháp luật qui định. Điều này có nghĩa là việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này phải viện dẫn đến qui định trong luật tố tụng dân sự của Việt Nam. Đó là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.

Luật hàng không năm 2006 đã qui định khá chi tiết và đầy đủ thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế đƣợc. Theo điều 172, nguyên đơn có thể khởi kiện ở toà án Việt Nam khi:

Ngƣời vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam;

Ngƣời vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam;

 Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển.

Trong trƣờng hợp khởi kiện liên quan đến tính mạng, sức khoẻ nguyên đơn có thể khởi kiện tại toà án Việt Nam khi vào thời điểm xẩy ra tai nạn hành khách có nơi cƣ trú chính và thƣờng xuyên tại Việt Nam.

Qui định trên đây về thẩm quyền xét xử trong hoạt động vận chuyển hàng không đã thể hiện rõ tính chất đặc thù của giao dịch dân sự này đồng thời cũng phù hợp với Khoản b Điều 411 của Luật tố tụng dân sự năm 2004 khi qui định thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt Nam giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà ngƣời vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam. So với luật năm 1991, Luật hàng không năm 2006 đã bổ sung thêm trƣờng hợp toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trƣờng hợp hành khách có nơi cƣ trú chính và thƣờng xuyên tại Việt Nam vào thời điểm xẩy ra tai nạn. Đây cũng là một trong những nội dung mới, phù hợp với với công ƣớc Môn-rê-an 1999 khi công ƣớc này đã bổ sung thêm quyền tài phán thứ năm. Điều 33 của công ƣớc Môn-rê-an có qui định rằng nguyên đơn có quyền khởi kiện tại toà án mà vào thời điểm xẩy ra tai nạn hành khách này có nơi cƣ trú chính và thƣờng xuyên tại đó. Trƣớc đây tại khoản 4 Điều 14 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 cũng đã qui định nguyên đơn có thể lựa chọn toà án nơi cƣ trú của họ nhƣng chỉ áp dụng trong trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Việc bổ sung thêm qui định hành khách có thể khởi kiện tại toà án Việt Nam nhƣ theo qui định của luật sẽ phần nào bảo vệ đƣợc quyền lợi của công dân Việt Nam chẳng may gặp rủi ro, giảm bớt những khó khăn bất tiện trong vấn đề kiện tụng cho dù đây sẽ là một trong các lo ngại của các hãng hàng không.

Ngoài ra liên quan đến vận chuyển hàng hoá, nếu không chọn toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp, các bên trong hợp đồng có quyền lựa chọn

Trọng tài là cơ quan tài phán theo nguyên tắc qui định tại Điều 172 nói trên của Luật. Điều này phản ánh đúng bản chất thoả thuận (một đặc trƣng tiêu biểu của giao dịch dân sự).

Chƣơng III

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế (Trang 94)