Quyền thực hiện chuyến bay

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế (Trang 35)

Nhƣ đã nói mục đích của việc thiết lập giao lƣu hàng không quốc tế là nhằm vận chuyển hàng không thƣơng mại. Trong hoạt động vận chuyển hàng không thƣơng mại một thuật ngữ hay đƣợc sử dụng và đề cập tới là khái niệm ”thƣơng quyền” (Traffic Rights). Đây là quyền có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không. Thƣơng quyền chính là quyền thực hiện vận chuyển hành khách hàng hoá, bƣu kiện riêng biệt hoặc kết hợp, từ các điểm ở lãnh thổ của Quốc gia này đến các điểm lãnh thổ của Quốc gia kia. Việc trao đổi thƣơng quyền giữa các quốc gia đƣợc thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và pháp luật của nhau; bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, quyền lợi và nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp vận chuyển hàng không đƣợc chỉ định để khai thác các chuyến bay trên đƣờng bay quy định. Nguyên tắc này đƣợc ghi nhận trong Điều 6 của Công ƣớc Chi- ca-go nhƣ sau:

Không có chuyến bay quốc tế thường lệ nào có thể được thực hiện trên hoặc trong lãnh thổ của một Quốc gia ký kết, trừ khi được phép đặc biệt hoặc bất kỳ phép nào khác của Quốc gia đó và phải tuân theo các điều kiện của những giấy phép đó.

Theog Công ƣớc Chi-ca-go các quốc gia có quyền ấn định các giới hạn đối với các chuyến bay của tầu bay nƣớc ngoài. Chính vì vậy tại thời điểm ra đời Công ƣớc này những ý tƣởng về việc cho phép một cách rộng rãi hơn quyền tự do di chuyển của các tầu bay trong giao lƣu hàng không quốc tế cũng đã hình thành. Cùng với việc ra đời Công ƣớc Chi-ca-go, hai hiệp định bổ sung cho Công ƣớc Chi-ca-go là Hiệp định về các chuyến bay quá cảnh quốc tế và Hiệp định về vận tải hàng không quốc tế đã đƣợc xây dựng. Hai hiệp định nói trên đã chia quyền tự do không trung ra làm năm loại

1) Quyền bay qua lãnh thổ của Quốc gia khác không hạ cánh;

2) Quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của quốc gia khác không nhằm mục đích thƣơng mại.

3) Quyền chở hành khách, hàng hóa và bƣu kiện từ lãnh thổ của Quốc gia mà tầu bay mang quốc tịch đến lãnh thổ của Quốc gia khác

4) Quyền chở hành khách, hàng hóa và bƣu kiện từ lãnh thổ của Quốc gia khác đến lãnh thổ của Quốc gia mà tầu bay mang quốc tịch.

5) Quyền chuyên chở hành khách, hàng hóa và bƣu kiện từ lãnh thổ của bất kỳ Quốc gia ký kết nào khác và Quốc gia thứ ba.

Hai thƣơng quyền ban đầu (thƣơng quyền 1 và thƣong quyền 2) là các quyền có tính chất kỹ thuật làm cơ sở cho giao lƣu hàng không quốc tế. Ba thƣơng quyền sau là các quyền có tính chất thƣơng mại, có chúng thì mới có vận chuyển hàng không quốc tế. Trên cơ sở 5 thƣơng quyền nói trên, quyền vận chuyển thƣơng mại của các hãng hàng không còn có sự kết hợp giữa thƣơng quyền 3 và thƣơng quyền 4 để tạo nên thƣơng quyền 6. Nếu ở thƣơng

quyền 5, hãng hàng không thực hiện quyền tự do để vận chuyển hành khách, hàng hoá, bƣu kiện giữa hai quốc gia với điều kiện phải có điểm đến hoặc điểm đi tại lãnh thổ quốc gia mà hãng không mang quốc tịch thì thƣơng quyền 6 là quyền tự do chuyên chở giữa hai quốc gia có đi qua lãnh thổ của nƣớc mà hãng hàng không mang quốc tịch. Thƣơng quyền 7 là quyền tự do chuyên chở giữa hai quốc gia mà không có liên hệ với quốc gia mà hãng hàng không mang quốc tịch.

Việc hạn chế các thƣơng quyền chủ yếu vì lý do an ninh quốc phòng và vấn đề kinh tế. Các quốc gia đều có chủ quyền đối với khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ của mình nên có toàn quyền trong việc ấn định ra các giới hạn về thực hiện các thƣơng quyền. Nhƣng vấn đề là cần phải xem xét và cân đối giữa việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích giao lƣu quốc tế và vận tải hàng không thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế (Trang 35)