Điều chỉnh các hoạt động bay quốc tế trong lãnh thổ quốc gia

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế (Trang 31)

Một chuyến bay đƣợc thừa nhận là chuyến bay quốc tế khi chuyến bay đó ra ngoài biên giới của một quốc gia. Các nƣớc đều thừa nhận quyền áp dụng luật và các qui định quốc gia đối với tầu bay nƣớc ngoài trong thời gian

tầu bay đó bay vào, ra và ở trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia có liên quan. Thƣờng là luật và các qui định quốc gia điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc tầu bay ra, vào, ở trong lãnh thổ quốc gia; chế độ pháp lý của tổ bay, hành khách, hàng hoá, bƣu kiện; kiểm tra hộ chiếu, hải quan, kiểm dịch...

Công ƣớc Chi-ca-go cũng qui định quyền của các quốc gia trong việc mở cho các chuyến bay thƣờng lệ của tầu bay nƣớc ngoài. Mỗi quốc gia còn có quyền qui định quy tắc bay và đòi hỏi các tầu bay hoạt động trong khu vực kiểm soát của hàng không dân dụng phải tuân thủ. Quyền này đƣợc quy định tại Điều 10 của Công ƣớc Chi- ca- go.

Nhằm mục đích bảo đảm an toàn bay, mỗi quốc gia có quyền qui định các yêu cầu đối với tầu bay và tổ bay nƣớc ngoài khi bay vào, bay ra, bay qua và hoạt động ở vùng trời trên lãnh thổ của mình. Các quyền nhƣ vậy thể hiện ở một loạt Điều trong công ƣớc Chi- ca- go (yêu cầu mọi hoạt động hàng không dân dụng phải tuân theo quy định của pháp luật về sử dụng vùng trời; đòi hỏi tàu bay khi bay trên vùng trời quốc gia phải có đủ chứng chỉ đủ điều kiện bay đƣợc cấp hoặc đƣợc công nhận phù hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký tầu bay và phù hợp với các tiêu chuẩn đƣợc thừa nhận; yêu cầu các loại giấy tờ, tài liệu phải mang theo tầu bay v.v...)

Vì lý do bảo đảm an toàn công cộng, các quốc gia có thể quy định các khu vực cấm bay hoặc hạn chế bay trên một số khu vực lãnh thổ của mình. Nội dung này đƣợc thể hiện ở Điều 9 của Công ƣớc Chi-ca-go.

Liên quan đến quy tắc và thủ tục sử dụng các phƣơng tiện cảng hàng không, phƣơng tiện quản lý điều hành bay bảo đảm cho hoạt động của tầu bay. Các tổ chức cá nhân nƣớc ngoài bất kỳ có thể thực hiện chuyến bay vào lãnh thổ quốc gia khác theo sự cho phép của quốc gia đó và phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc gia cho phép. Bản thân chuyến bay hợp pháp vào lãnh thổ nƣớc ngoài đòi hỏi sự thể hiện ý chí của quốc gia cho phép bay vào; đồng

thời cơ quan có thẩm quyền của quốc gia cho phép sẽ giải quyết các vấn đề mang tính chất thủ tục liên quan đến chuyến bay quốc tế. Thủ tục này thể hiện sự toàn quyền của một quốc gia ở phạm vi lãnh thổ của mình. Việc cho phép thực hiện chuyến bay vào lãnh thổ của nhau là thể hiện sự thực hiện nguyên tắc quyền bình đẳng giữa các quốc gia.

Sự hiện diện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chuyến bay quốc tế (các điều ƣớc, cấp phép) chƣa đủ để bắt đầu thực hiện chuyến bay. Việc thực hiện chuyến bay quốc tế còn phải tuân thủ các điều kiện đƣợc qui định ở Hiệp định hàng không song phƣơng và các văn bản pháp luật quốc tế. Chẳng hạn nhƣ các điều kiện về đƣờng bay, quy tắc bay, điểm qua biên giới quốc gia, các điểm hạ cánh vv..

Các quy định chung về các vấn đề nói trên đƣợc ghi nhận ở Công ƣớc Chi-ca-go năm 1944. Điều 11 của Công ƣớc qui định rằng:

….luật và các quy định của quốc gia ký kết liên quan đến việc tầu bay tham gia giao lưu hàng không quốc tế vào, ra lãnh thổ của mình hoặc khai thác và dẫn đường tầu bay như vậy khi ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó được áp dụng với tầu bay của tất cả các quốc gia không phân biệt quốc tịch và được các tầu bay như vậy tuân thủ khi vào, ra hoặc ở trong lãnh thổ quốc gia này..

Vấn đề mang tính nguyên tắc ở đây là các qui định trên đƣợc áp dụng đồng nhất với tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, để đạt đƣợc điều này là một quá trình phức tạp đặc biệt vì sự ảnh hƣởng trực tiếp của các yếu tố nhƣ sự khác nhau về quyền lợi chính trị, kinh tế, quốc phòng, trình độ phát triển kỹ thuật của các quốc gia; sự xung đột của các hệ thống pháp luật quốc gia liên quan đến các đối tƣợng nƣớc ngoài ở lãnh thổ của các quốc gia khác.

Đồng thời, Điều 11 của Công ƣớc Chicago còn qui định quy chế quốc gia đối với tầu bay của tất cả các quốc gia ký kết. Điều này có nghĩa là không

tầu bay nƣớc ngoài nào đƣợc hƣởng sự ƣu tiên hơn các tầu bay nƣớc ngoài thuộc bất kỳ quốc gia ký kết nào khác.

Điều 12 của Công ƣớc Chi-ca-go đòi hỏi mỗi quốc gia” áp dụng các biện pháp để bảo đảm mỗi tầu bay mang dấu hiệu quốc gia của mình tuân thủ các quy tắc và quy định liên quan đến bay và hoạt động bay của tầu bay ở nơi mà các quy tắc và quy định này đang có hiệu lực”.

Điều 9 của Công ƣớcChi-ca-go cũng xác nhận quyền của mỗi quốc gia trong các hoàn cảnh đặc biệt vì lý do an toàn xã hội cũng có thể tạm thời hạn chế hoặc cấm các chuyến bay trên toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của mình hoặc cấm bay qua các khu vực nào đó của lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên các khu vực cấm bay hoặc hạn chế nhƣ vậy phải có vị trí hợp lý để không cản trở các chuyến bay quốc tế. Nhƣ vậy các chuyến bay quốc tế phải thực hiện theo các đƣờng bay quốc tế qui định. Các quốc gia đều có quyền trong việc qui định đƣờng bay trong phạm vi lãnh thổ của mình để bảo đảm thực hiện giao lƣu hàng không quốc tế; qui định các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế. Khi tầu bay nƣớc ngoài vào, ra, bay qua lãnh thổ của một quốc gia khác thì phải bay theo đƣờng bay qui định, nhằm mục đích kiểm tra hải quan và các kiểm tra khác [11, Điều 10]. Trƣờng hợp tầu bay nƣớc ngoài đỗ lại ở lại lãnh thổ của một quốc gia thì luật của quốc gia đó đƣợc áp dụng đối với tổ bay của tầu bay, hành khách, hành lý, hàng hoá và bƣu kiện trên tầu bay này. Khi tầu bay vào hoặc ra lãnh thổ của một quốc gia khác thì các nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia liên quan có quyền kiểm tra tầu bay và kiểm tra các giấy tờ cần thiết khác mang theo tầu bay. Các qui định trên đây đƣợc ghi nhận ở Điều 13 và Điều 16 của Công ƣớc Chi-ca-go.

Theo qui định tại Điều 29 Công ƣớc Chi-ca-go một tầu bay nƣớc ngoài khi vào lãnh thổ của một quốc gia bắt buộc phải có các loại giấy tờ sau:

- Chứng chỉ đủ điều kiện bay

- Bằng thích hợp của mỗi thành viên tổ bay - Nhật ký bay

- Giấy phép của thiết bị thông tin vô tuyến nếu đƣợc trang bị

- Danh sách hành khách với sự chỉ rõ nơi đi và nơi đến, nếu vận chuyển hành khách.

- Bản kê khai hàng hoá, nếu vận chuyển hàng hoá.

Việc tuân thủ quy định bay qua biên giới nƣớc ngoài và hoạt động bay ở vùng trời nƣớc ngoài là một trong các điều kiện quan trọng nhất của việc thực hiện quyền bay quốc tế. Quyền bay quốc tế chỉ thuộc về quốc gia có tầu bay thực hiện chuyến bay. Do vậy các tầu bay phải đăng ký ở một quốc gia xác định và mang quốc tịch của quốc gia đăng ký[11, Điều 17].

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)