trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ đến quá trình điều tiết song phƣơng của các quốc gia hoặc của các nhóm quốc gia. Việt Nam đã tính đến những thay đổi và sự phát triển của các xu hƣớng điều tiết khác nhau đó và từng bƣớc điều chỉnh các quy định trong các hiệp định vận chuyển hàng không song phƣơng của mình (các hiệp định đã ký và sẽ ký) nhằm thúc đẩy sự quá trình hội nhập của ngành vận tải hàng không Việt Nam với xu thế phát triển vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới.
2.2.2. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế quốc tế
Hoạt động vận chuyển hàng không là loại hình dịch vụ đƣợc thực hiện dựa trên một cơ sở pháp lý đó là hợp đồng vận chuyển. Trong vận chuyển hành khách vé máy bay và phiếu hành lý đƣợc coi là “hợp đồng”, còn trong vận chuyển hàng hoá là không vận đơn.
Trong vận chuyển hàng không quốc tế, mối quan hệ giữa các bên đƣợc xác định trên cơ sở hợp đồng vận chuyển quốc tế. Khái niệm hợp đồng vận chuyển quốc tế đƣợc qui định rõ tại khoản 2 Điều 172 của Luật hàng không năm 2006. Hợp đồng vận chuyển quốc tế là cơ sở để xác lập quan hệ pháp lý giữa ngƣời vận chuyển với hành khách hoặc ngƣời gửi hàng nhằm thực hiện hoạt động vận chuyển quốc tế. Tuy nhiên luật hàng không năm 2006 không có bất kỳ một điều khoản nào qui định riêng về hợp đồng vận chuyển quốc tế hoặc các vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế sẽ áp dụng nhƣ thế nào? Nhƣng hoạt động hàng không quốc tế, tất nhiên phải tuân thủ những qui định của luật quốc tế, nhƣng với điều kiện là
chỉ đƣợc áp dụng các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia nên do vậy vận chuyển hàng không trên các đƣờng bay quốc tế về cơ bản theo các nguyên tắc của Công ƣớc Vac-sa-va mà Việt Nam là thành viên và các nội dung do Luật hàng không qui định.
Mặc dù vé máy bay hay không vận vận đơn đƣợc gọi là “hợp đồng” song thực tế hành khách chỉ có quyền “đồng ý” hay” “không đồng ý”. Pháp luật quốc gia và ngay cả pháp luật quốc tế đều không có qui định nào bắt buộc về hình thức của vé phải theo một chuẩn mực nào đó. Thông thƣờng “hợp đồng” này chỉ có những nội dung nhƣ:
- Ghi nơi khởi hành và nơi đến
- Hành trình bay và các điểm dừng nếu phải đậu lại
- Viện dẫn đến việc áp dụng điều ƣớc quốc tế nào (ví dụ nhƣ Công ƣớc Vac- sa-va; Nghị định thƣ La-hay)
Các nội dung in trên vé hay không vận đơn đều theo một qui chuẩn căn cứ vào điều lệ vận chuyển của IATA và pháp luật của từng quốc gia. Do vậy để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, pháp luật Việt Nam đã có những qui định nghiêm ngặt liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của ngƣời vận chuyển.
Phù hợp với các qui định trong luật dân sự khi đề cập đến nghĩa vụ của ngƣời vận chuyển, Luật hàng không năm 2006 đã qui định rất rõ các nghĩa vụ của ngƣời vận chuyển nhƣ: trách nhiệm vận chuyển hành khách và hành lý đến địa điểm theo thoả thuận; thông báo kịp thời cho hành khách thông tin về chuyến bay; quan tâm chăm sóc hành khách...Việc thực hiện các nghĩa vụ của ngƣời vận chuyển chính là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm đối với hành khách.
Trong vận chuyển hàng không, trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển là một trong những vấn đề cơ bản. Lợi ích kinh tế do hoạt động này đem lại không làm giảm đi ý nghĩa của vấn đề này, trái lại ngƣời ta càng đề
cao trách nhiệm của ngƣời vận chuyển để tăng cƣờng chất lƣợng dịch vụ vận tải hàng không, đồng thời bảo vệ lợi ích của những ngƣời sử dụng dịch vụ hàng không-một loại hình dịch vụ đang ngày càng tăng nhanh về số lƣợng. Việc thể chế hoá trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển hàng không phải đảm bảo giải quyết hai vấn đề chính. Thứ nhất là bảo về đầy đủ quyền lợi của ngƣời sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không. Thứ hai là khuyến khích ngƣời vận chuyển tổ chức tốt quá trình vận chuyển; không tạo ra các khó khăn tài chính quá đáng dẫn đến cản trở hoạt động bình thƣờng của các doanh nghiệp vận chuyển hàng không, đặc biệt là doanh nghiệp vận chuyển hàng không của các nƣớc đang phát triển. Các qui định về trách nhiệm dân sự dựa trên nền tảng của các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia nhƣ công ƣớc Vac-sa-va, nghị định thƣ La-hay 1955. Đƣờng bay nội địa dựa trên cơ sở hệ thống luật quốc gia, chủ yếu đó là bộ luật dân sự Việt Nam.
Cũng nhƣ các dạng hợp đồng nói chung và hợp đồng vận chuyển nói riêng, hợp đồng vận chuyển hành khách hay hợp đồng vận chuyển hàng hoá đều là sự thoả thuận giữa ngƣời vận chuyển với hành khách (đối với vận chuyển hành khách) hoặc là ngƣời vận chuyển với ngƣời thuê vận chuyển (đối với vận chuyển hàng hoá). Vì đây là sự thoả thuận nên các bên trong hợp đồng đều có những quyền và nghĩa vụ song song với nhau. Trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển thể hiện một trong những nội dung nghĩa vụ của họ khi tiến hành hoạt động vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hoá. Trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển đối với hành khách, hành lý, hàng hoá đƣợc phát sinh trên cơ sở hợp đồng.
Về nguyên tắc vé hành khách, vé hành lý hay vận đơn hàng không là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng, về điều kiện của hợp đồng đƣợc thiết lập giữa ngƣời vận chuyển và ngƣời sử dụng dịch vụ[3, Điều 129,144]. Theo qui định của pháp luật:
- Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa ngƣời vận chuyển và ngƣời thuê vận chuyển, theo đó ngƣời vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho ngƣời có quyền nhận [3, Điều 128, khoản 1]. - Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đƣờng hàng
không là sự thoả thuận giữa ngƣời vận chuyển và hành khách, theo đó ngƣời vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến [3, Điều 143, khoản 1].
Nhƣ vậy, vấn đề trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển có thể chia ra làm ba nội dung chính sau:
Thứ nhất, trách nhiệm phát sinh do việc gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của hành khách, cũng nhƣ gây hƣ hỏng, mất hành lý xách tay, hành lý ký gửi và hàng hoá.
Thứ hai, trách nhiệm phát sinh do vận chuyển chậm hành khách, hành lý và hàng hoá.
Thứ ba, trách nhiệm phát sinh do việc không thực hiện đƣợc các cam kết khác theo điều lệ vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển.
2.2.2.1. Trách nhiệm phát sinh do việc gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của hành khách cũng như gây hư hỏng, mất hành lý xách tay, hành lý ký gửi và hàng hoá:
Vấn đề trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển hàng không khi gây thiệt hại đến sức khoẻ của hành khách, thiệt hại cho hành lý, hàng hoá là vấn đề chủ yếu trong toàn bộ vấn đề trách nhiệm đƣợc điều chỉnh chi tiết ở hệ thống điều ƣớc Vac-sa-va. Trong luật hàng không dân dụng Việt Nam đƣợc ban hành năm 1991 và sửa đổi bổ sung năm 1995, vấn đề này đƣợc qui định chi tiết tại mục 5 của chƣơng VI bao gồm các Điều từ 72 đến 81 và đến Luật
hàng không năm 2006 nó tiếp tục đƣợc kế thừa và phát triển ở các Điều từ 160 đến 162 của Chƣơng VII.
Khi thực hiện “hợp đồng” Luật hàng không đã qui định rõ trách nhiệm của nhà vận chuyển là:
- Với hành khách ngƣời vận chuyển có trách nhiệm phải bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, thƣơng tích của hành khách xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng tầu bay.
- Với hàng hoá và hành lý, ngƣời vận chuyển có trách nhiệm bồi thƣờng do mất mát, thiếu hụt hoặc hƣ hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi trong quá trình vận chuyển bằng tầu bay.
Trên cơ sở trách nhiệm đó, mức bồi thƣờng của nhà vận chuyển:
Đối với mất mát, thiếu hụt hàng hoá, hành lý thì mức bồi thƣờng đƣợc tính nhƣ sau[3, Điều 162]
- Theo thoả thuận giữa các bên nhƣ không vƣợt quá giá trị thiệt hại thực tế;
- Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hoá, hành lý ký gửi tại địa điểm đến.Trƣờng hợp ngƣời vận chuyển chứng minh đƣợc giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thƣờng đƣợc tính theo giá trị thực tế.
- Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai giá trị
- Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.
Trƣờng hợp hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hƣ hỏng và không xác định giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thƣờng của nhà vận chuyển đƣợc tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại mà luật đã qui định. Điều này có nghĩa rằng trong mọi trƣờng
hợp trách nhiệm của nhà vận chuyển không bao giờ vƣợt quá mức giới hạn trách nhiệm do luật qui định .
Khi xác định trách nhiệm của ngƣời vận chuyển đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và thƣơng tích của hành khách cần phải hiểu cho đúng trƣờng hợp "hành khách bị thƣơng" có bao gồm cả thiệt hại về tinh thần hay không? Điều này rất có ý nghĩa khi mà trong những năm gần đây các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp máy bay đã xuất hiện. Có một số toà án khi xét xử vụ án loại này đã tính đến cả những thiệt hại về tinh thần mà hành khách phải gánh chịu. Theo qui định của luật dân sự Việt Nam tuỳ từng trƣờng hợp, toà án sẽ quyết định buộc ngƣời xâm phạm đến sức khoẻ của ngƣời khác phải bồi thƣờng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà ngƣời đó phải gánh chịu. Nhƣ vậy để làm rõ khái niệm "hành khách bị thƣơng" chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, điều này phụ thuộc vào cách tiếp cận khác nhau của các hệ thống pháp luật đối với vấn đề bồi thƣờng thiệt hại tinh thần.
Tuy nhiên có một số trƣờng hợp ngƣời vận chuyển đƣợc miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Đó là các trƣờng hợp đƣợc qui định dƣới đây[ 3, Điều 165]
Với hành khách:
- Thiệt hại xẩy ra do lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.
- Thiệt hại hoàn toàn do lỗi hoặc tình trạng sức khoẻ của hành khách gây ra.
Với hàng hoá và hành lý:
- Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hành lý ký gửi. - Do quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền đối với hàng hoá, hành lý ký gửi.
- Do lỗi của ngƣời gửi, ngƣời nhận hàng hoá, hành lý ký gửi hoặc do lỗi của ngƣời áp tải đƣợc ngƣời gửi hàng hoặc ngƣời nhận hàng cử đi kèm hàng hoá.
Do tính chất của hành lý xách tay là hành lý do hành khách tự bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển bằng đƣờng hàng không cho nên cũng nhƣ công ƣớc Vac-sa-va ngƣời ta chấp nhận rằng các qui định về lỗi nhƣ là điều kiện để qui trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không chỉ liên quan đến vận chuyển hành khách, hành lý ký gửi và hàng hoá chứ không liên quan đến hành lý không ký gửi hay còn gọi là hành lý xách tay. Đối với hành lý xách tay ngƣời vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thƣờng với mất mát, thiếu hụt hoặc hƣ hỏng khi ngƣời vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại. Nên do vậy đối với hành lý xách tay luật chỉ qui định mức giới hạn trách nhiệm của nhà vận chuyển. Theo qui định tại khoản 2 Điều 161 trong trƣờng hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hƣ hỏng hành lý xách tay thì ngƣời vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thƣờng nếu ngƣời vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại. Nhƣ vậy trách nhiệm đối với hành lý xách tay của hành khách chỉ xuất hiện trong trƣờng hợp chứng minh đƣợc lỗi của ngƣời vận chuyển.
Nghĩa vụ bồi thƣờng của ngƣời vận chuyển đƣợc pháp luật bảo hộ với mục đích để bảo đảm cho họ có khả năng ổn định trong hoạt động. Điều đó đƣợc thể hiện qua qui định về mức giới hạn trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển, tức là mức bồi thƣờng tối đa khi ngƣời vận chuyển có đủ điều kiện đƣợc áp dụng mức giới hạn trách nhiệm đó. Theo luật hàng không năm 1991, ngƣời vận chuyển chỉ đƣợc hƣởng mức giới hạn trách nhiệm dân sự nhƣ mức giới hạn trách nhiệm dân sự trong việc vận chuyển quốc tế bằng tầu bay theo các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia [2, Điều 1, khoản 1]. Do Việt Nam mới chỉ gia nhập công ƣớc Vac-sa-va năm 1929 và nghị định thƣ La-hay năm 1955 cho nên mức giới hạn trách nhiệm dân sự của ngƣời vận
chuyển nói ở trên chính là mức giới hạn trách nhiệm đƣợc qui định trong các điều ƣớc đó. Điều 166 của Luật hàng không năm 2006 đã qui định cụ thể mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời vận chuyển, cụ thểnhƣ sau:
Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách (100.000SDR).
Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hƣ hỏng là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách (1.000SDR); trƣờng hợp hành khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và trả một khoản phí bổ sung thì ngƣời vận chuyển phải bồi thƣờng theo mức giá trị đã đƣợc kê khai, trừ trƣờng hợp ngƣời vận chuyển chứng minh đƣợc rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế;
Đối với vận chuyển hàng hoá, mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hƣ hỏng là mƣời bảy đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hoá (17SDR).
Tuy nhiên đối với vận chuyển hành khách, ngƣời vận chuyển chỉ đƣợc hƣởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo qui định trong trƣờng hợp ngƣời vận chuyển chứng minh đƣợc rằng thiệt hại xẩy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba vận chuyển [3, Điều 166, khoản 4]. Trƣờng hợp đối với hàng hoá, hành lý ký gửi và hành lý xách tay thì ngƣời vận chuyển không đƣợc hƣởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp ngƣời vận chuyển, nhân viên hoặc đại lý của ngƣời vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách cốý hoặc do sự cẩu thả nhƣng với nhận thức rằng thiệt hại có thể xảy ra. Trong trƣờng hợp hành vi đó do nhân viên hoặc đại lý thực hiện thì phải chứng minh đƣợc rằng nhân viên hoặc đại lý đó đã hành động khi thực hiện nhiệm vụ của mình
[3, Điều 166, khoản 5]. Các lỗi cố ý ở đây có thể đƣợc hiểu nhƣ là ngƣời vận chuyển nhận thức đƣợc rõ ràng các sai phạm nghiêm trọng trong việc điều hành tầu bay, vi pham nghiêm trọng các qui tắc bay ... Đây là qui định phù hợp với nội dung Điều 25 của công ƣớc Vac-sa-va.
Cũng theo qui định của Luật hàng không năm 2006 mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại không phải là cố định mà có sự điều chỉnh phù hợp trong từng giai đoạn. Qui định mới này của luật hàng không nhằm bảo đảm cho các qui định của luật có ý nghĩa thực tế hơn trong cuộc sống, đồng thời