Nó đã đƣợc điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với luật dân sự, đồng thời vẫn có sự kế thừa các nguyên tắc cơ bản của luật hàng không năm 1991, phù hợp với các điều ƣớc quốc tế đang đƣợc chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Các qui định này đã phần nào bảo vệ đƣợc tối đa lợi ích của khách hàng cũng nhƣ ngƣời gửi hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay.
2.2.2.2. Trách nhiệm phát sinh do vận chuyển chậm hành khách, hành lý và hàng hoá: hàng hoá:
Các qui định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm của ngƣời vận chuyển do vận chuyển chậm hành khách, hành lý và hàng hoá thể hiện ở hai vấn đề nhƣ sau:
Thứ nhất nếu hành khách bị chậm do lỗi của ngƣời vận chuyển, ngƣời vận chuyển ngoài các nghĩa vụ phải thông báo kịp thời, bảo đảm ăn ở cho
hành khách... còn phải chịu chi phí liên quan trực tiếp vận chuyển [3, Điều 145, khoản 3]
Thứ hai, nếu vận chuyển chậm hành khách thì ngƣời vận chuyển phải bồi thƣờng thiệt hại do việc vận chuyển chậm trễ gây ra trừ trƣờng hợp chứng minh đƣợc mình, nhân viên và đại lý của mình không thể áp dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại nhƣng thiệt hại vẫn xảy ra [3, Điều 164].
Trong thực tế, vấn đề trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không khi vận chuyển chậm hành khách, hành lý và hàng hoá cũng là một vấn đề khá phức tạp đòi hỏi phải có sự xem xét đặc biệt. Với đặc điểm nổi trội hơn hẳn các phƣơng tiện vận chuyển khác về mặt thời gian, vấn đề vận tốc là ƣu thế chủ yếu của vận chuyển bằng con đƣờng hàng không. Chính điều này làm cho ngƣời vận chuyển phải chịu trách nhiệm nếu thời gian vận chuyển không đƣợc họ tuân thủ. Tuy vậy để xác định trách nhiệm về việc vận chuyển chậm thì cần phải qui định thời hạn vận chuyển. Do đặc thù riêng của hoạt động hàng không là phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố kỹ thuật, thời tiết nên trong lĩnh vực này ngƣời ta đã sử dụng khái niệm thời gian đi cũng nhƣ thời gian đến đƣợc gọi là thời gian dự định cất cánh (Estimated depature time) và thời gian dự định hạ cánh (Estimated Arriving Time). Điều đó đã nói lên rằng thời gian thoả thuận trong hợp không phải là cố định mà chỉ là dự định sẽ thực hiện. Ngay cả trong công ƣớc Vac-sa-va cũng không có qui định cụ thể nào về vấn đề ngƣời vận chuyển phải có trách thiệm với hành khách khi xẩy ra việc chạm trễ. Duy nhất có điều 19 có qui định rằng:” người vận chuyển chịu trách nhiệm về thiệt hại do sự chậm trễ xẩy ra trong quá trình vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hoá.”. Nhƣ vậy điều này đã nói lên rằng nếu có thiệt hại xẩy ra do vận chuyển chậm trễ thì mới phát sinh trách nhiệm đối với ngƣời vận chuyển.
Trên thực tế trong điều lệ vận chuyển của ngƣời vận chuyển có qui định nghĩa vụ của ngƣời vận chuyển áp dụng tất cả các biện pháp để vận chuyển đúng thời gian và đồng thời cũng bảo lƣu rằng lịch bay là ƣớc lệ và không đƣợc đảm bảo hoặc thậm chí còn đƣa vào qui định miễn trừ trách nhiệm cho ngƣời vận chuyển trong trƣờng hợp vận chuyển chậm. Trong trƣờng hợp cần thiết ngƣời vận chuyển có thể để ngƣời khác vận vận chuyển thay mình; có thể thay đổi máy bay, thay đổi hoặc bỏ điểm dừng giữa chặng đƣợc ghi trong vé mà không phải báo trƣớc. Lịch bay có thể thay đổi mà không phải báo trƣớc. Thông thƣờng trong điều lệ vận chuyển các hãng vận chuyển đều qui định trả khoản tiền không lớn cho hành khách bị chậm để dùng cho sinh hoạt hoặc nhận hành lý chậm trong trƣờng hợp vận chuyển hành khách và hành lý chậm. Thủ tục bồi thƣờng trong các trƣờng hợp nhƣ vậy ở mỗi nƣớc đều có những qui định rất khác nhau. Khi không có chỉ dẫn ở điều lệ vận chuyển thì vấn đề này phải đƣợc giải quyết căn cứ vào các qui phạm của luật pháp quốc gia áp dụng với hợp đồng vận chuyển hành khách.
Để bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng hiện nay, liên quan đến việc bồi thƣờng cho khách về chậm, huỷ và nhỡ chuyến bay Nghị viện của Uỷ ban Châu Âu đã ban hành quyết định số 261/2004 ngày 11/02/2004 về việc vấn đề bồi thƣờng và trợ giúp hành khách trong trƣờng hợp bị nhỡ và huỷ chuyến hoặc chậm chuyến. Qui định này có hiệu lực từ ngày 17/02/2005. Đây là qui định gây bất lợi cho các hãng hàng không bay đến các quốc gia nằm trong cộng đồng châu Âu vì nếu xét đến khía cạnh nào đó, qui định này thiên về vấn đề bảo vệ quyền lợi của hành khách mà không hề xét đến đặc thù của hoạt động hàng không quốc tế. Do vậy quyết định này đã gây ra những khó khăn và thách thức khá lớn cho các hãng hàng không vì luôn đứng trƣớc nguy cơ bị khách hàng khiếu kiện đòi bồi thƣờng khi chậm, huỷ chuyến bay. Trong lĩnh vực hàng không việc chậm, huỷ chuyến là điều khó tránh khỏi, bởi lẽ hàng
không phụ thuộc rất nhiều vào các yêu tố bên ngoài nằm tầm kiểm soát của hãng vận chuyển ví dụ nhƣ lý do thời tiết, kỹ thuật. Do giá trị của máy bay rất lớn, các hãng hàng không thƣờng phải sử dụng tối đa công suất nên việc thiếu máy bay để vận chuyển là điều khó tránh khỏi. Khi qui định này ra đời ngay trong các hãng hàng không mang quốc tịch của các nƣớc trong cộng đồng này cũng đã lên tiếng phản đối. Mặc dù Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế IATA đã gửi kháng nghị lên toà án tối cao của Nghị viện châu Âu nhƣng cơ quan này đã từ chối giải quyết. Theo qui định này các hãng hàng không bay đến hoặc khởi hành từ EU đều phải bắt buộc tuân theo qui định này nên do vậy hành khách khởi hành từ một sân bay của quốc gia là thành viên của Cộng đồng chung châu Âu sẽ đƣợc hƣởng lợi từ qui định này. Quy định này đã đƣa ra các mức bồi thƣờng khi hành khách bị nhỡ chuyến, chuyến bay của hành khách bị huỷ. Trƣờng hợp chuyến bay của hành khách bị chậm thì không thực hiện việc bồi thƣờng mà hãng vận chuyển phải thực hiện các nghĩa vụ trợ giúp cho hành khách.
Trƣớc đây theo qui định của luật hàng không Việt Nam ban hành năm 1991 liên quan đến vấn đề chuyến bay bị chậm ngƣời vận chuyển có trách nhiệm chăm lo đến điều kiện sinh hoạt của hành khách và phải chịu chi phí cần thiết. Mức bồi thƣờng thiệt hại do vận chuyển chậm trễ không vƣợt quá mức giới hạn trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển [2, Điều 67, 77.]
Phù hợp với Bộ luật dân sự Việt Nam khi qui định rằng hành khách hoặc ngƣời gửi hàng có quyền yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thƣờng thiệt hại nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc vận chuyển không đúng thời hạn vận chuyển [ 4, Điều 532, khoản 3], Luật hàng không năm 2006 đã qui định rất rõ ràng nghĩa vụ của ngƣời vận chuyển khi vận chuyển chậm hành khách. Đó là các nghĩa vụ nhƣ bảo đảm ăn ở, đi lại, các chi phí liên quan
trực tiếp.... Trƣờng hợp chuyến bay bị huỷ thì phải trả một khoản tiền ứng trƣớc không hoàn lại cho hành khách theo qui định.
Nhƣ vậy để cân bằng lợi ích của nhà vận chuyển lẫn quyền lợi của khách hàng, luật đã rất linh hoạt và mềm mại khi qui định trách nhiệm và chi phí của ngƣời vận chuyển đối với hành khách khi hành khách không đƣợc vận chuyển hoặc chuyến bay của họ bị huỷ theo lịch trình của hãng. Trƣờng hợp huỷ chuyến hoặc không đƣợc vận chuyển sẽ đƣợc bồi thƣờng. Số tiền ứng ra trƣớc sẽ không qui định cụ thể trong luật mà đƣợc tính toán trên cơ sở tham khảo qui định quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Khi vận chuyển chậm trễ ngƣời vận chuyển có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại xẩy ra do vận chuyển chậm, trừ trƣờng hợp chứng minh đƣợc rằng mình, nhân viên đại lý của mình đã không thể áp dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại nhƣng thiệt hại vẫn xảy ra [3, Điều 164]. Bất cứ hãng hàng không nào cũng có những qui định chi tiết về bồi thƣờng cho hành khách khi chậm, huỷ chuyến và từ chối vận chuyển. Tuy nhiên, nó chỉ đƣợc xem là công cụ cạnh tranh của các hãng chứ chƣa đƣợc qui định bởi văn bản pháp luật hàng không. Khách hàng muốn nhận tiền đền bù thƣờng phải có khiếu nại lên hãng vận chuyển.
Cụ thể hoá qui định trên đây của Luật, hiện nay Bộ giao thông vận tải đang dự thảo qui định về việc bồi thƣờng cho hành khách trong trƣờng hợp hãng vận chuyển để ra tình trạng huỷ chuyến hoặc bị từ chối vận chuyển. Đây là lần đầu tiên việc bồi thƣờng cho khách bị huỷ chuyến hoặc bị từ chối vận chuyển đƣợc pháp luật quy định cụ thể. Theo dự thảo mức bồi thƣờng từ 200.000 đồng đến 150USD. Đây chỉ là mức bồi thƣờng tối thiểu trong trƣờng hợp hãng hàng không huỷ chuyến hoặc từ chối vận chuyển, còn việc bồi thƣờng trong chậm chuyến đã đƣợc làm rõ trong điều khoản trách nhiệm dân sự của hãng vận chuyển. Trong trƣờng hợp chậm chuyến nếu khách hàng
không hài lòng với sự bồi thƣờng của hãng vận chuyển (chủ yếu dƣới dạng cung cấp đồ ăn, nƣớc uống và chỗ nghỉ) và có những chứng cứ cho thấy bị thiệt hại về mặt kinh tế, tinh thần thì có thể kiện ra toà dân sự để đòi bồi thƣờng thoả đáng. Dự thảo đƣa ra mức bồi thƣờng tối thiểu với chuyến bay nội địa là từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đối với chuyến bay quốc tế, số tiền bồi thƣờng tính theo độ dài đƣờng bay sẽ từ 25USD đến 150USD. Hành khách sẽ nhận đƣợc tiền bồi thƣờng ngay tại cảng hàng không hoặc trong vòng 7 ngày tại tài khoản khách yêu cầu. Nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, các hãng vận chuyển phải thông báo cho hành khách về việc huỷ chuyến ít nhất 48 giờ trƣớc giờ khởi hành (trong khi châu Âu bắt buộc các hãng hàng không thực hiện qui định này với thời gian thông báo cho khách trƣớc 72 giờ). Nhƣ vậy nếu dự thảo này có hiệu lực Việt Nam sẽ là nƣớc đầu tiên tại Châu Á áp dụng quy định này. Trƣờng hợp huỷ chuyến hoặc từ chối vận chuyển vì lý do thời tiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc thì hãng vận chuyển không phải bồi thƣờng cho hành khách.
Cũng giống nhƣ các qui định về trách nhiệm của ngƣời vận chuyển khi gây thiệt hại cho hành khách hoặc để xẩy ra tình trạng mất mát, thiếu hụt hoặc hƣ hại đến hàng hoá, hành lý, Điều 166 Luật hàng không cũng đã qui định rõ mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời vận chuyển đối với hành khách, hành lý, hàng hoá khi đề xẩy ra việc vận chuyển chậm trễ cũng nhƣ các trƣờng hợp không đƣợc hƣởng mức giới hạn trách nhiệm theo qui định này.
Với hành khách, bồi thƣờng thiệt hại do vận chuyển chậm là bốn nghìn một trăm năm mƣơi đơn vị tính toán cho mỗi hành khách (4.150SDR);
Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vận chuyển chậm là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách (1.000SDR);
Đối với vận chuyển hàng hoá, mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vận chuyển chậm là mƣời bảy đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hoá (17SDR).