Bả hoặc trát lên bề mặt sản phẩm

Một phần của tài liệu công nghệ trang sức hiện đại 1 (Trang 28)

d. Natri Bisulfite

1.4. Bả hoặc trát lên bề mặt sản phẩm

Trên phôi trắng sản phẩm thờng có lỗ mọt, lỗ đinh.... khe do gỗ khô mít tạo ra, vết lõm do cắt gọt ngợc chiều thớ tạo ra, bề mặt lồi lõm không phẳng cục bộ cạnh mắt, vì thế phải căn cứ vào tình huống cụ thể, dùng matít trát phẳng các lỗ, khe nứt này, loại thao tác này gọi chung là bả.

Matít và sơn lót là những hỗn hợp có độ đặc khác nhau đợc chế ra từ các chất màu, các polyme (nhựa tổng hợp, ester và ete của celluose,…), các dung môi và nhiều chất khác (chất độn, chất làm khô, chất hoá dẻo, ..). Sơn lót dùng để lót bề mặt dới lớp sơn phủ bề mặt và lớp men. Matít là lớp dùng để làm phẳng bề mặt trớc khi quét lớp sơn lót. Lớp matít và sơn lót còn có tác dụng tạo một lớp tác dụng phản quang làm nền cho lớp sơn bóng phía trên bám tốt và phản quang tốt hơn.

Lớp matít cần phải có cờng độ cao, độ bám tốt và đặc biệt không bị co rút nhiều và và nứt khi khô. Matít thờng là một hỗn hợp ở dạng cao dẻo. Có rất nhiều loại matít và sơn lót. Tuỳ theo phơng thức trang sức và loại chất phủ mà có các đơn pha chế matít khác nhau.

Matít dùng để bả gồm nguyên liệu màu, sơn trong hoặc sơn màu, nguyên liệu màu rất nhạt và lợng nớc phù hợp hoặc dung môi pha chế thành. Căn cứ vào chủng loại chất thành màng khác nhau, có thể phân thành matít tính dầu, gốc notro, cánh kiến đỏ….. Trong sản xuất hàng mộc gia dụng, thờng dùng matít cánh kiến đỏ bả các lỗ, khe hở của phôi trắng sản phẩm mộc, cũng có thể bả sau khi nhuộm màu. Loại matít này mau khô, ít bị co rút, lực bám tốt,

sau khi khô cũng tơng đối giòn cứng, dễ mài phẳng, tính nhuộm màu tơng đối tốt. Dùng dùng dịch cồn cánh kiến đỏ nồng độ từ 15 - 20% pha chế matít là phù hợp, đơn pha chế matít dùng cánh kiến đỏ nh sau:

CaCO3 75% Dung dịch cồn cánh kiến đỏ (10 - 15%) 24,2% Chất màu 0,8%

Matít cánh kiến đỏ thờng do công nhân thao tác căn cứ vào lợng dùng tự tiến hành điểu chỉnh, màu sắc của matít nên nhạt hơn màu của tấm mẫu trang sức một chút, lấy không nhìn thấy vết bả làm chuẩn. Bả matít chủ yếu là thao tác thủ công. Trớc khi bả phải loại bỏ sạch mùn ca ở các chỗ lõm, sau đó tiến hành bả, phải làm cho matít lấp đầy chặt, và hơi cao hơn bề mặt gỗ. Phạm vi matít tiếp xúc với gỗ cần cố gắng hạn chế ở chỗ bả, để tránh hình thành cục matít, tổn thơng vân thớ gỗ.

Matít tính dầu dùng quang dầu (hoặc PF....) pha chế với CaCO3, dùng bả cấu kiện kiến trúc nh khung cửa sổ, ván toa xe...., lực bám tốt, độ cứng tơng đối cao, nhng khô chậm, sau khi khô khó mài phẳng, có lúc còn có hiện tợng "thấm màu". Matít gốc nitro thờng sử dụng khi sửa màng sơn gốc nitro.

1.5. Nhuộm màu

Là quá trình thao tác dùng dung dịch chất nhuộm màu hoặc dùng một số hoá chất tạo phản ứng màu với thành phần tanin.... trong gỗ, làm cho gỗ có màu sắc nhất định. Mục đích của nhuộm màu là làm cho màu sắc tự nhiên của gỗ càng tơi; làm cho gỗ phổ thông có màu sắc của gỗ quí hiếm hoặc màu sắc mọi ngời u thích; che lấp các đốm màu, màu kém... trên bề mặt gỗ, loại bỏ không đồng đều màu sắc của nó... chất lợng trang sức của sản phẩm mộc liên quan chặt chẽ đến hiệu quả nhuộm màu. Khi trang sức trong suốt, dung dịch chất nhuộm dùng phải trong suốt, nếu không sẽ làm cho vân thớ gỗ mờ nhạt không rõ. Theo độ sâu của nhuộm màu có thể chia thành nhuộm màu bề mặt và nhuộm màu độ sâu. Nhuộm màu bề mặt sản phẩm mộc lại phân thành nhuộm màu toàn bộ và nhuộm màu cục bộ (ghép màu). Nhuộm màu toàn bộ bao gồm trực tiếp nhuộm màu trên bề mặt phôi trắng hoặc đã phủ sơn lót. Còn nhuộm màu cục bộ sau khi nhuộm màu toàn bộ, để loại bỏ màu do bản thân gỗ không đồng đều, mức độ hấp thụ chất nhuộm của các bộ phận của gỗ khong đồng đều mà gây ra màu sắc không giống nhau, làm cho toàn bộ màu sắc của màng phủ đồng đều và hài hoà mà tiến hành. ở đây chủ yếu giới thiệu nhuộm màu bề mặt.

Nhuộm màu là phơng pháp nhuộm màu gỗ đợc ứng dụng rộng rãi. Theo chủng loại dung môi sử dụng để chia, dung môi nhuộm màu của chất nhuộm có dung môi nhuộm màu tính nớc, dung môi nhuộm màu tính cồn và dung môi nhuộm màu tính dầu.... Các loại chất nhuộm dùng dung môi nhuộm màu cũng khác nhau, mỗi loại đều có u, khuyết điểm. Trong nhuộm màu gỗ, hiện đã ứng dụng chất nhuộm kiểu mới nh chất nhuộm hoạt tính, chất nhuộm phân tán... Dùng nó để pha chế dung môi nhuộm màu hoặc hoà tan trong chất phủ tiến hành tạo màu chất liệu phủ.

Dung môi nhuộm màu tính nớc còn gọi là "sắc nớc", là dung dịch nớc chất nhuộm tính axít, chất nhuộm tính bazơ, chất nhuộm trực tiếp... Thao tác thuận tiện, giá thành thấp, sử dụng tơng đối nhiều. Để gỗ nhuộm thành màu sắc cần có, thờng thờng hỗn hợp 1 số loại chất nhuộm thành chất nhuộm màu. Thí dụ, cần nhuộm thành vỏ hạt giẻ phải dùng 3 loại chất nhuộm hồng - da cam - đen pha chế theo tỷ lệ nhất định. Khi pha chế chất nhuộm màu, cần đối chiếu mẫu, căn cứ kinh nghiệm, từng bớc hiệu chuẩn. Khi phối màu nên dùng cùng loại chất nhuộm màu pha sắc khác nhau để pha chế. Chất nhuộm tính axít có thể dùng hỗn hợp với chất nhuộm trực tiếp, nhng không thể sử dụng hỗn hợp chất nhuộm màu tính axít hoặc chất nhuộm màu trực tiếp với chất nhuộm màu tính bazơ, nếu không sẽ gây ra kết tủa.

Dung dịch nhuộm màu tính cồn phần nhiều sử dụng chất nhuộm tính bazơ, cũng có thể dùng chất nhuộm thuộc nhóm EOSIN, chất nhuộm thuộc nhóm AZO trong chất nhuộm tính axít. Phát màu của các chất nhuộm màu loại này rất tơi, sức nhuộm màu mạnh, thấm nhanh, khô nhanh, có thể biểu hiện rất tốt cảm giác chất gỗ, nhng dễ gây ra nhuộm màu không đều.

Chất nhuộm màu tính dầu, dùng chất nhuộm tính tan trong dầu hoà tan trong dầu béo hoặc dung môi hữu cơ pha chế thành. Nó có thể thấm sâu rất tốt vào trong gỗ, hiện rõ tự nhiên cảm giác chất gỗ, không sổ lông, nhng sấy rất chậm.

Nhuộm màu bề mặt gỗ có thể dùng phơng pháp quét, phun, bôi... Khi thao tác thủ công, bàn chải phải thuận theo chiều của sợi gỗ chải đến chải đều. Để làm cho nhuộm màu đồng đều, trên bề mặt ớt đã chải chất nhuộm màu tính nớc, mới có thể dùng bàn chải tơng đối khô chải ngang, cuối cùng còn phải chải đều thuận chiều sợi. Khi phun chất nhuộm màu tính nớc, có thể theo màu sắc đậm nhạt khác nhau điều màu nhuộm tự do, phun đồng đều. Vì ở góc khó nhuộm màu, cho nên cần dùng súng phun vòi phun nhỏ đờng kính khoảng 1mm, áp suất từ 0,2 - 0,25 MPa. Khi phun lợng nớc gỗ hút ít hơn khi quét,

ngâm, vì thế sấy tơng đối nhanh. Chất nhuộm màu tính cồn do thẩm thấu khô nhanh, dễ gây ra nhuộm màu không đồng đều. Trong chất nhuộm màu đã pha chế nên cho dung môi điểm sôi cao nh HOCH2CH2OH hoặc HOCH2CH2CH2CH2OH, dùng súng phun có vòi phun đờng kính nhỏ để phun.

Thông thờng chiều sâu nhuộm màu bề mặt gỗ từ 0,05 - 0,1mm. Nhng ở nơi sợi bị đứt dụng dịch chất nhuộm có thể thấm sâu vài mm. Vì thế, sau nhuộm màu, chỗ bị xớc, vết dao thờng hiện rõ màu sắc đậm hơn. Nếu trong dung dịch nhuộm cho nớc amoniac nồng độ dới 5%, sẽ có thể nâng cao độ phân tán của chất nhuộm, có lợi cho chất nhuộm thấm sâu hơn vào trong gỗ. Gia nhiệt dung dịch nhuộm, cũng có lợi cho chất nhuộm thấm vào gỗ, nhng chỉ có khi phun mới phù hợp. Khi thao tác thủ công dung dịch nhuộm nóng, thờng thờng nhuộm màu không đều. Ngoài ra, nớc amoniac không thể cho vào trong dung dịch nhuộm nóng.

Chất phụ gia định màu là phơng pháp đa dung dịch nớc chất phụ gia định màu lên gỗ, làm cho nó và thành phần của gỗ (chủ yếu là tanin) gây ra thay đổi hoá học mà nhuộm màu. Thông thờng chất phụ gia định màu là 1 số muối vô cơ (nh KMnO4, K2Cr2O7, Fe2(SO4)3...), axít, bazơ... Phơng pháp này cũng gọi là nhuộm màu thuốc hóc học. Khi xử lý nồng độ dung dịch chất phụ gia định màu từ 0,5 - 15%. Có thể dùng 1 loại hoặc 2 loại chất phụ gia định màu trở lên tiến hành xử lý. Cơ chế của nó và chất nhuộm màu khác nhau, hiệu quả nhuộm màu cũng phụ thuộc vào loài cây, gỗ lõi, gỗ giác... Sau khi nhuộm màu phơng pháp này có thể giữ đợc vân thớ rõ ràng, màu sắc đẹp, tính bền khí hậu tơng tối tốt, vì nó có năng lực khuếch tán lớn hơn chất nhuộm màu, cho nên nhuộm màu tơng đối sâu. Khuyết điểm của phơng pháp này là phổ sắc có hạn, màu sắc đậm nhạt hoàn toàn quyết định bởi hàm lợng tanin trong gỗ. Cho nên, ngay gỗ của cùng 1 loại cây, hiệu quả nhuộm màu thờng thờng cũng khác nhau.

Pha chế và bảo quản dung dịch chất phụ gia định màu, đều phải dùng dụng cụ đựng bằng thuỷ tinh hoặc bằng sứ. Trớc tiên hoà tan chất phụ gia định màu trong nớc nóng, khuấy, lọc, sau khi nguội đến nhiệt độ phòng đa lên bề mặt sản phẩm mộc. Dung dịch cần quét d một chút, sau khi để thời gian ngắn, rồi dùng vải khô lau sạch dung dịch d thừa trên bề mặt. Khi nhuộm màu ván lạng, có thể trực tiếp ngâm nó trong dung dịch chất phụ gia định màu, sau khi nhuộm xong lấy ra sấy khô, rồi tiến hành dán keo.

Cũng có thể dùng từ 2 loại chất phụ gia định màu trở lên xử lý gỗ. Còn có thể dùng chất phụ gia định màu ở trạng thái khí nh hơi amoniac để nhuộm

màu gỗ. Sau khi gỗ có tanin (nh gỗ giẻ) làm thành phôi trắng để trong phòng kín, thông hơi amoniac tiến hành nhuộm màu, khoảng sau 1 giờ, bề mặt sản phẩm mộc sẽ có màu nâu xám. Phơng pháp này không tiếp xúc nớc, bề mặt gỗ không bị nhấp nhô. Chiều sâu nhuộm màu đạt khoảng 1,5mm. Nhng hơi amoniac có tính độc, khi thao tác phải chú ý.

Gỗ lá kim không có tanin cũng có thể dùng chất phụ gia định màu, chỉ cần trớc tiên dùng dung dịch tanin quét lên bề mặt gỗ, lúc này phần lớn tanin sẽ tích tụ ở phần gỗ muộn tơng đối chặt chẽ, sau khi sấy lại quét dung dịch phụ gia định màu lên. Lập tức màu sắc của gỗ muộn sẽ đậm hơn gỗ sớm, van thớ gỗ nhuộm, màu sắc rất tự nhiên. Còn khi dùng dung dịch chất nhuộm màu, phần giác gỗ lá kim xếp, chất màu hấp thụ nhiều hơn gỗ muộn, sau nhuộm màu, màu sắc của gỗ sớm lại đậm hơn phần gỗ muộn rất nhiều, hiện ra rất không tự nhiên.

Dung dịch đợc làm nhuộm màu gỗ cần có tính năng cơ bản sau:

(1) Cần phải duy trì cảm giác gỗ vốn có của nó.

(2) Sự bắt màu phải đồng đều, tính trong suốt phải cao. (3) Tính thấm tốt, sau khi nhuộm màu có tính chịu sáng tốt.

(4) Không tạo nên những ảnh hởng bất lợi cho công nghệ sau khi nhuộm màu nh sấy khô, trang sức đối với sản phẩm.

Nhuộm màu gỗ sớm nhất là chỉ sự kết hợp giữa thuốc nhuộm với Cellulose hoặc chế phẩm của Cellulose, đồng thời đạt đợc tính bền lâu nhất định. Ngày nay loại kỹ thuật này đã đợc ứng dụng rộng rãi đối với tổ chức sinh vật, lông, da, gỗ và đồ nhựa. Trong gỗ Cellulose chiếm khoảng 50%, Hemi Cellulose chiếm khoảng 20%, do đó thuốc nhuộm có thể dùng để nhuộm đợc gỗ. Nhng do trong gỗ còn có Lignin và các thành phần chất chiết kết hợp chặt chẽ với Cellulose, do vậy có một số hạn chế nhất định đến dung dịch nhuộm màu và phơng thức nhuộm màu.

Thuốc nhuộm đợc phân thành thuốc nhuộm thiên nhiên và thuốc nhuộm tổng hợp. Nhuộm màu gỗ thờng dùng loại sau, đặc biệt là đợc sử dụng trong những trờng hợp có yêu cầu độ trong suốt và độ thẩm thấu. Dung dịch thuốc nhuộm màu dùng cho gỗ đợc chỉ ra trong bảng 6 - 41. Thuốc nhuộm màu tan nớc là thuốc nhuộm có tính Acid (bao gồm các loại thuốc nhuộm thông thờng và thuốc nhuộm muối Crom) và thuốc nhuộm trực tiếp. Lấy thuốc nhuộm có tính Acid làm gốc (đặc biệt là thuốc nhuộm muối Crom). Thuốc nhuộm Crom rất khó thấm sâu vào trong gỗ, nhng tính chịu ánh sáng rất tốt, đây là loại thuốc nhuộm thông dụng đối với gỗ và Cellulose.

Một phần của tài liệu công nghệ trang sức hiện đại 1 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w