- Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ thƣơng hiệu của mình thông qua chính sản phẩm đƣợc bán trên thị trƣờng. Sự đầu tƣ của doanh nghiệp cho sản phẩm một cách thƣờng xuyên nhƣ chăm sóc “đứa con” của mình thì mới có thể tạo nên một thƣơng hiệu tốt.
Điều đầu tiên đó là sự quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động nâng cao chất lƣợng sản phẩm thông qua các quy trình quản lý chất lƣợng. Các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Bên cạnh đó là sự đa dạng của các mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu của từng loại đối tƣợng khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đăng ký thƣơng hiệu, đăng ký bảo hộ về kiểu dáng, về nhãn mác cũng nhƣ nhiều lĩnh vực khác nữa.
Bảng 2.5. Ðơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp từ 2000 đến 2004
Năm Ðơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã đƣợc nộp bởi
Ngƣời nộp đơn Việt Nam Ngƣời nộp đơn nƣớc ngoài Tổng số
2000 3483 2399 5882
2001 3095 3250 6345
2002 6560 2258 8818
2003 8599 3536 12135
2004 10641 4275 14916
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ (Trang Website: www.noip.gov.vn)
Bảng 2.6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp từ 2000 đến 2004
Năm Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã đƣợc cấp cho Ngƣời nộp đơn Việt Nam Ngƣời nộp đơn nƣớc ngoài Tổng số
2000 1423 1453 2876
2001 2085 1554 3639
2002 3386 1814 5200
2003 4907 2243 7150
2004 5444 2156 7600
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ (Trang Website: www.noip.gov.vn)
Bảng 2.5 và Bảng 2.6 cho thấy số lƣợng đơn nộp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và số lƣợng đƣợc cấp giấy chứng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 2000 đến năm 2004. Qua số liệu ở trên cho thấy tỷ lệ đơn đƣợc giải quyết khoảng 50%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến số lƣợng đơn đƣợc giải quyết ít nhƣ vậy: một là, những doanh nghiệp nộp đơn không nghiên cứu kỹ các điều luật, không tra cứu xem nhãn hiệu tƣơng tự đã đƣợc đăng ký chƣa; hai là, cơ cấu tổ chức của Cục Sở hữu trí tuệ hiện có khoảng 200 nhân viên ở Cục và 2 chi nhánh nên tiến độ giải quyết đơn không cao; ba là, chế độ chính sách cũng nhƣ phƣơng tiện kỹ thuật dùng trong công việc đối với cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới.
- Hỗ trợ của Nhà nƣớc:
Với chƣơng trình xây dựng thƣơng hiệu đến năm 2010 của Chính phủ, các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đều có những chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu nhƣ: hội thảo, tập huấn, thi tìm hiểu về thƣơng hiệu doanh nghiệp trong thanh niên, công nhân viên trẻ…
Hiện nay các chƣơng trình tôn vinh thƣơng hiệu Việt đang phát huy hiệu quả, góp phần khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao chất lƣợng quản lý doanh nghiệp… Những giải thƣởng nhƣ: Sao vàng đất Việt, Hàng Việt Nam chất lƣợng cao, hay những chứng chỉ về quản lý doanh nghiệp, quản lý chất lƣợng sản phẩm là động lực vƣơn tới của các doanh nghiệp.
Triển lãm Hàng Việt Nam chất lƣợng cao đƣợc tổ chức hàng năm là dịp để nhiều ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và quốc tế biết đến các thƣơng hiệu hàng hoá Việt Nam. Đây là dịp quảng bá thƣơng hiệu tốt đối với các doanh nghiệp Việt Nam.