Đối với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Vấn đề thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72)

3.3.1.1. Đối với Quốc hội:

Với những nỗ lực to lớn, Việt Nam hiện nay đã xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật tƣơng đối phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là cùng với việc nộp đơn gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) và thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế song phƣơng và đa phƣơng, đồng thời phải khẩn trƣơng khắc phục những bất cập nội tại trong thực tiễn thi hành pháp luật, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và đƣợc đặt ra trong nhiều chƣơng trình hành động.

Một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là đáp ứng chuẩn mực về "tính đầy đủ" và "tính hiệu quả" của Hiệp định TRIPS và các điều ƣớc quốc tế song phƣơng, đa phƣơng khác để đƣợc gia nhập WTO năm 2005 (bên cạnh đó là thực hiện các cam kết song phƣơng với Hoa Kỳ và Thụy Sỹ). Đồng thời hệ thống đó phải có đầy đủ các quy phạm cần thiết, cấu trúc rõ ràng, linh hoạt, có đủ hiệu lực pháp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm đạt đƣợc mục tiêu điều chỉnh là khuyến khích sáng tạo, hấp dẫn đầu tƣ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiêp.

Để đáp ứng các đòi hỏi nêu trên, nhiệm vụ trọng tâm của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ là xây dựng luật chuyên ngành riêng cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Vì vậy, Quốc hội cần sớm thông qua dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ.

3.3.1.2. Đối với Cục Sở hữu trí tuệ:

Mở rộng hệ thống tổ chức của Cục Sở hữu trí tuệ bằng cách tăng cƣờng thêm các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp xúc trực tiếp với Cục nhằm tránh những sai sót không cần thiết nếu giao tiếp qua đƣờng bƣu điện (hiện tại mới chỉ có 2 Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng). Những sai sót này do ngƣời nộp đơn (doanh nghiệp) thiếu hiểu biết về các quy định của việc thu phí/lệ phí (nộp phí/lệ phí không đầy đủ và đúng hạn); thiếu hiểu biết về thủ tục (thiếu tài liệu, giấy tờ); không đƣợc tƣ vấn cần thiết, kịp thời khi có vấn đề phát sinh… nên làm chậm lại thời gian đƣợc cấp bằng (mất nhiều thời gian gửi thƣ tín). Điều này gián tiếp tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm (sản phẩm đƣợc đƣa ra thị trƣờng muộn hơn) hoặc có thể sẽ mất quyền ƣu tiên trong trƣờng hợp có ngƣời ở nƣớc khác đƣợc cấp bằng trƣớc và cả 2 đều đƣa sản phẩm vào 1 thị trƣờng thứ 3.

Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ cũng nhƣ tăng cƣờng các phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động chuyên môn (Sở Khoa học và Công nghệ ở một số tỉnh thành đã có phòng Sở hữu trí tuệ nhằm mục đích hỗ trợ, tƣ vấn cho các doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ nhƣng cán bộ, cơ sở hạ tầng phục vụ công việc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu).

Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của Thoả ƣớc Madrid. Tuy vậy, Thoả ƣớc này có hạn chế nhƣ một số nƣớc lớn không tham gia (Ví dụ nhƣ Hoa Kỳ…) nên sẽ khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi đăng ký nhãn hiệu tại những thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ và ngƣợc lại sẽ khó khăn cho những ngƣời nộp đơn tại Hoa Kỳ muốn đăng ký vào Việt Nam thông qua Văn phòng quốc tế. Trong thời gian tới Việt Nam nên sớm trở thành thành viên

của Nghị định thƣ Madrid, vì tất cả những nƣớc có nền kinh tế phát triển đều là thành viên của Nghị định thƣ này. Việc trở thành thành viên của Nghị định thƣ này sẽ giúp Việt Nam có thêm rất nhiều đơn đăng ký từ các nƣớc có nền kinh tế phát triển thông qua Văn phòng quốc tế và các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đăng ký nhãn hiệu của mình vào thị trƣờng các nƣớc phát triển.

3.3.1.3. Đối với Bộ Tài chính

Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nƣớc, đều hạn chế chi phí cho hoạt động xây dựng, duy trì, phát triển thƣơng hiệu (một phần do nhận thức, một phần do nguồn tài chính hạn hẹp, và một phần do quy định của hoạt động tài chính - kế toán). Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp để họ chủ động đầu tƣ tài chính cho phát triển thƣơng hiệu thì Bộ Tài chính cần mở rộng hơn mức khống chế chi phí cho hoạt động xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong quy chế tài chính - kế toán. Chi phí đầu tƣ cho xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu nên đƣợc coi là khoản đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp và đƣợc khấu trừ dần theo mức thời gian.

3.3.1.4. Đối với Bộ Thương mại

Trong khuôn khổ chƣơng trình phát triển thƣơng hiệu Việt Nam cần nhiều hoạt động hỗ trợ tích cực hơn đối với doanh nghiệp. Nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển thƣơng hiệu doanh nghiệp có thể đƣợc lấy bằng cách giảm thu thuế đối với các doanh nghiệp làm ăn có lãi. Phần giảm thuế đó đƣợc doanh nghiệp tính bổ sung cho các hoạt động xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu trong năm tiếp theo.

Để hoàn thành tốt kế hoạch xuất khẩu hàng hoá, Bộ Thƣơng mại không chỉ căn cứ vào khả năng sản xuất của doanh nghiệp trong nƣớc, nhu cầu của thị trƣờng nƣớc ngoài mà cần phải chú ý tới vấn đề thƣơng hiệu của doanh

nghiệp xuất khẩu. Thực tế các vụ kiện tụng, tranh chấp thƣơng hiệu hàng hoá Việt Nam ở thị trƣờng nƣớc ngoài là minh chứng rõ ràng cho những khó khăn về xuất khẩu hàng hoá. Việc hỗ trợ của Bộ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cũng sẽ góp phần hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc. Bộ có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên các phƣơng diện: Đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu; hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng, bảo hộ và phát triển thƣơng hiệu cho một số doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu; cảnh báo những trở ngại về thƣơng hiệu của doanh nghiệp khi xuất khẩu vào một thị trƣờng nào đó; tổ chức các triển lãm nhằm tôn vinh các thƣơng hiệu Việt (về phân biệt hàng giả, hàng thật, về hàng chất lƣợng cao, về những thƣơng hiệu mạnh của Việt Nam…)…

3.3.1.5. Đối với Bộ Văn hoá - Thông tin:

Bộ Văn hoá – Thông tin cần có những quy định về hoạt động quảng cáo đối với các cơ quan báo, đài nhằm giúp cho thƣơng hiệu Việt Nam có những vị trí nhất định trên thƣơng trƣờng, các trang quảng cáo. Nhằm làm cho quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trở thành một công cụ cạnh tranh lành mạnh.

Hiện nay, các công ty nƣớc ngoài với nguồn lực tài chính mạnh và chi phí cho hoạt động quảng cáo đƣợc coi là “mạnh tay” đã chiếm phần lớn các trang quảng cáo trên báo, tạp chí, chiếm phần lớn thời lƣợng quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình…. Do vậy, hình ảnh về các thƣơng hiệu Việt ít xuất hiện hơn hay các thông điệp thƣơng mại của doanh nghiệp Việt Nam đến với ngƣời tiêu dùng ít hơn. Ngƣời tiêu dùng có cảm giác doanh nghiệp Việt Nam chƣa có khả năng sản xuất những sản phẩm đó hay có khả năng nhƣng chất lƣợng sản phẩm kém… Đây phải chăng hoàn toàn do doanh nghiệp không đủ kinh phí để quảng cáo, tiếp thị? Có một điều rõ ràng là thông điệp

thƣơng mại của doanh nghiệp nƣớc ngoài ngày càng lấn át doanh nghiệp trong nƣớc sẽ làm mất vị thế hàng hoá Việt Nam trong tâm trí ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, Bộ Văn hoá – Thông tin cần có quy định về tỷ lệ quảng cáo giữa các sản phẩm trong nƣớc và các sản phẩm nƣớc ngoài (trong 1 số báo, tạp chí hay 1 ngày phát chƣơng trình truyền hình và phát thanh…) nhằm giúp ngƣời tiêu dùng biết đến nhiều hơn đối với hàng hoá Việt Nam, đồng thời nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong tâm trí khách hàng.

3.3.1.6. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đối với các trƣờng Đại học và Cao đẳng đào tạo cử nhân kinh tế, Bộ nên bổ sung chuyên ngành đào tạo quản trị thƣơng hiệu. Đối với những trƣờng có khoa Marketing nên bổ sung quản trị thƣơng hiệu nhƣ là một môn học chính khoá. Bởi, quản trị thƣơng hiệu là một lĩnh vực rất quan trọng, giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Đối với các trƣờng đào tạo cử nhân Luật cần sớm có chuyên ngành về Luật Sở hữu trí tuệ để khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đƣợc tƣ vấn, bảo vệ bởi đội ngũ luật sƣ thông hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong nƣớc.

Thành công của thƣơng hiệu chính là doanh nghiệp đã chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng. Đội ngũ tƣ vấn có đóng góp không nhỏ cho những thành công của doanh nghiệp. Việc họ đƣợc đào tạo tại Việt Nam, là ngƣời Việt Nam sẽ đƣợc giúp cho doanh nghiệp một cách chủ động và với chi phí đỡ tốn kém hơn.

3.3.1.7. Đối với tổ chức của các doanh nghiệp Việt Nam

Tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động tôn vinh các thƣơng hiệu Việt thông qua việc phong tặng danh hiệu Hàng Việt Nam chất lƣợng cao, Giải thƣởng Sao vàng đất Việt, Giải thƣởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt

Nam (Vifotec), Cúp vàng chất lƣợng quốc gia hay bình chọn thƣơng hiệu hàng hoá Việt Nam đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích, các hoạt động triển lãm (đồng thời tổ chức ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nƣớc)…

Hội doanh nghiệp có thể phối hợp với một số báo, đài để tổ chức cho khách hàng (hoặc các doanh nghiệp trong cả nƣớc) bình chọn những thƣơng hiệu xuất sắc của năm trong từng ngành. Việc bình chọn các danh hiệu, trao các giải thƣởng chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đƣợc thực hiện một cách minh bạch và công bằng.

Một phần của tài liệu Vấn đề thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)