của doanh nghiệp Việt Nam
2.1.5.1. Thứ nhất là, tranh chấp thương hiệu cà phê Trung Nguyên trên thị trường quốc tế.
Trƣờng hợp của Công ty Cà phê Trung Nguyên cũng đáng để các doanh nghiệp tham khảo, rút ra bài học bảo hộ thƣơng hiệu cho doanh nghiệp mình. Sự kiện bắt đầu khi sản phẩm Trung Nguyên và việc chuyển giao thƣơng hiệu Trung Nguyên đƣợc triển khai ở Nhật Bản thì không lâu sau đó thƣơng hiệu Trung Nguyên đã đƣợc đối tác “đăng ký hộ” tại đây. Rất may là phía đối tác không có dụng ý chiếm dụng, vì vậy qua thƣơng lƣợng đối tác đã đồng ý trả lại quyền sở hữu thƣơng hiệu cho Trung Nguyên. Sự kiện này dƣờng nhƣ chƣa là bài học cho Trung Nguyên. Tiếp theo, trên thị trƣờng Hoa Kỳ, tháng 7/2000, Trung Nguyên và Rice Field Corp đã tiếp xúc với nhau lần đầu tiên và hai bên đàm phán việc nhập khẩu cà phê Trung Nguyên vào Mỹ. Tháng 1/2001, hợp đồng đầu tiên đƣợc ký kết và cà phê Trung Nguyên chính
thức bƣớc vào thị trƣờng Hoa Kỳ. Đầu năm 2002, thêm một hợp đồng nữa đƣợc ký kết, cà phê Trung Nguyên tiếp tục xuất sang Mỹ. Đến lúc này, Trung Nguyên mới nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu tại Mỹ, nhƣng thật bất ngờ từ tháng 1/2001 (tức là chỉ vài tháng sau lần tiếp xúc đầu tiên giữa hai bên), Rice Field Corp đã nộp đơn đăng ký bảo hộ với các cơ quan chức năng của Mỹ đối với nhãn hiệu “Trung Nguyên - Cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột”. Để tiếp tục thâm nhập vào thị trƣờng này, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã phải nộp đơn xin đăng ký thƣơng hiệu với tên gọi “Trung Nguyên - Nguồn cảm hứng sáng tạo mới”. Trung Nguyên đã làm hồ sơ kiện lên cơ quan chức năng Mỹ nhằm yêu cầu tuyên bố vô hiệu hóa đối với hồ sơ đăng ký của phía đối tác, nhƣng việc giành lại thƣơng hiệu dù thế nào đi nữa cũng rất khó khăn và tốn kém. Theo Trung Nguyên thì thiệt hại từ vụ này có thể lên tới hàng triệu USD, chiến lƣợc kinh doanh tại Mỹ chậm lại, việc chuyển giao quyền kinh doanh thƣơng hiệu vì thế chƣa thực hiện đƣợc và thời gian càng kéo dài thiệt hại càng lớn.
2.1.5.2. Thứ hai là, tranh chấp thương hiệu của Công ty trà QT.
Doanh nghiệp Trà QT - Bảo Lộc chuyên sản xuất trà ƣớp hƣơng với nhãn hiệu “QT – Voi vàng” do ông Vũ NĐ tạo lập từ năm 1956. Từ trƣớc tới nay, trụ sở của Công ty Trà QT luôn đóng tại số 109 Lê Hồng Phong, Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Trà QT - Bảo Lộc đã chứng minh sự tồn tại hợp pháp qua hơn 40 năm hoạt động bằng nhiều văn bản nhƣ: giấy phép kinh doanh, nhãn hiệu, hợp đồng kinh tế, hoá đơn nộp thuế… Tháng 9/1997, doanh nghiệp Trà QT - Bảo Lộc mới nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu công nghiệp. Đến tháng 3/1999, Cục Sở hữu công nghiệp đã có thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với lý do: Chữ “QT” của trà QT - Bảo Lộc trùng với chữ “QT” của cơ sở Trà QT (373/5
Phan Chu Trinh, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 13027 ngày 14/8/1994.
Không giống nhƣ trƣờng hợp của cà phê Trung Nguyên ở Nhật, Trà QT - Bảo Lộc đã thƣơng lƣợng nhƣng không thành công với QT - Tam Kỳ. Do vậy, QT - Bảo Lộc phải đòi lại thƣơng hiệu theo luật định.
Không chỉ bị ngƣời khác đăng ký thƣơng hiệu trƣớc, Trà QT - Bảo Lộc còn bị cơ sở Trà QT – Tam Kỳ khiếu nại sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu “QT” trên bao bì sản phẩm. Trà QT - Bảo Lộc làm đơn khiếu nại và đề nghị Cục Sở hữu công nghiệp hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 13027 đã cấp cho cơ sở Trà QT – Tam Kỳ. Đến ngày 16/7/2002, Cục Sở hữu Công nghiệp ra văn bản số 858/KN đề nghị huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa 13027 đối với Trà QT – Tam Kỳ, văn bản có nêu: Phía cơ sở QT (Lâm Đồng) đã có quá trình sử dụng nhãn hiệu QT từ rất lâu và đã có ý định quyền sở hữu cũng như quảng bá nhãn hiệu dưới tên mình (nhãn hiệu được đăng ký từ năm 1963 và được quảng cáo trên báo chí từ năm 1964). Vì vậy có cơ sở cho rằng “QT & hình” đã được cơ sở QT (Lâm Đồng) sử dụng rộng rãi từ trước ngày ưu tiên của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 13027.
Nhƣng sau đó, QT Tam Kỳ lại khiếu nại và lần này ngày 14/1/2003, Cục Sở hữu công nghiệp đã có Quyết định số 05/QĐ – KN bác bỏ khiếu nại của doanh nghiệp Trà QT - Bảo Lộc vì “không có cơ sở pháp lý” và quay lại công nhận nhãn hiệu hàng hóa độc quyền cho QT - Tam Kỳ.
Khoản 1, Điều 16, Nghị định 63/CP về “nguyên tắc nộp đơn đầu tiên” đã quy định rõ: “Nếu từ hai chủ trở lên đều nộp đơn yêu cầu và cấp Văn bằng bảo hộ với cùng một sáng chế, một giải pháp hữu ích, một kiểu dáng công nghiệp, một nhãn hiệu hàng hóa dùng cho cùng một loại sản phẩm, dịch vụ thì khi được cấp, Văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn sớm nhất
trong số những người nộp đơn đó”. Ai sẽ thắng trong vụ kiện này sẽ do các cơ quan chức năng có thẩm quyền phán xét. Tuy nhiên, qua vụ tranh chấp thƣơng hiệu này, việc mất của và mất công nhƣ doanh nghiệp Trà QT - Bảo Lộc là một bài học đắt giá cho doanh nghiệp.
2.1.5.3. Thứ ba là, tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Võng xếp DL.
Cơ sở sản xuất DL đƣợc hình thành từ năm 2000 với số vốn ban đầu ít ỏi, song với bàn tay khéo léo của ông chủ, cơ sở đã nghiên cứu và sản xuất nhiều loại mắc võng và mắc treo quần áo tiện dụng. Sản phẩm DL nhanh chóng đƣợc thị trƣờng chấp nhận và đƣợc ngƣời tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lƣợng cao. Sản phẩm đã xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài qua con đƣờng khách du lịch, trong số đó có Nhật Bản. Đến năm 2002, doanh nghiệp tƣ nhân DL ra đời, số vốn lúc này trên 1 tỷ đồng, sản xuất vài chục loại sản phẩm khác nhau. DL đã tìm đƣợc hợp đồng tiêu thụ dài hạn tại thị trƣờng Nhật Bản thông qua tập đoàn siêu thị Keiyo. Công việc đang triển khai thuận lợi thì sự việc bất ngờ xảy ra.
Tháng 8/2002, DL nhận đƣợc thƣ của một nhóm ngƣời Nhật Bản - đại diện là John Miki khuyến cáo việc DL sản xuất và tiêu thụ “khung treo võng gấp” là vi phạm giải pháp hữu ích của họ đã đƣợc Cục sáng chế Nhật Bản cấp bằng chứng nhận 3081528 ngày 22/8/2002, yêu cầu DL ngƣng ngay lập tức việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này. Không những thế, thƣ khuyến cáo này có quyền áp dụng giải pháp hữu ích tại 112 quốc gia thành viên của Hiệp hội sáng chế quốc tế, trong đó có Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam. Theo chủ doanh nghiệp, DL đã làm thủ tục với Cục Sở hữu công nghiệp xin cấp giấy chứng nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp từ tháng 3/2000, trƣớc thời hạn mà nhóm ngƣời Nhật Bản xin cấp giấy chứng nhận giải pháp hữu ích tại Nhật Bản, nên việc khuyến cáo họ là phi lý. Trƣớc nguy cơ phải đóng “phí bản quyền” vào
thị trƣờng Nhật Bản và nghiêm trọng hơn có thể phải ngƣng sản xuất, doanh nghiệp DL quyết định đòi sự công bằng cho mình.
Tháng 11/2002, DL ký hợp đồng uỷ quyền cho công ty luật Phạm và Liên danh làm đại diện cho mình khiếu nại đòi Cục Sáng chế Nhật Bản huỷ bỏ hiệu lực văn bản giải pháp “khung treo mắc võng” số 3081528 tại Nhật Bản. Trƣớc những bằng chứng thuyết phục mà DL đƣa ra, đặc biệt là nội dung xin đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp “khung treo võng gấp” tiện dụng của DL đã đƣợc Cục Sở hữu công nghiệp công báo rộng rãi trên công báo Sở hữu Công nghiệp (số 147 tháng 6/2000, tập A trang 84 – 84), trƣớc đơn xin cấp văn bằng giải pháp hữu ích của nhóm ngƣời Nhật Bản 10 tháng (4/2002). Nhƣ vậy, giải pháp hữu ích mà nhóm ngƣời Nhật Bản xin cấp bằng sáng chế đã đƣợc công bố rộng rãi ở nƣớc ngoài trƣớc đó, vi phạm Điều 3, khoản 2, Luật sáng chế. Ngày 15/4/2003, Cục Sáng chế Nhật Bản đã phán quyết công nhận doanh nghiệp tƣ nhân DL thắng kiện và huỷ bỏ hiệu lực của văn bằng giải pháp hữu ích “khung treo mắc võng” số 3081528.