7. Bố cục của luận văn
3.3.3. Hoàn thiện các chính sách của Nhà nƣớc
Nhà nƣớc ta đã và sẽ có những chính sách để phát triển kinh tế. Thành phố Hải Phòng cũng nhƣ các địa phƣơng khác phải thực hiện tốt và đầy đủ chính sách chung. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc vai trò là động lực của vùng Bắc Bộ, Hải Phòng phải xây dựng những cơ chế, chính sách riêng trong thẩm quyền của địa phƣơng. Những cơ chế đó phải luôn luôn khuyến khích sự phát triển cao hơn chính sách chung, dễ thực hiện để nhanh chóng đi vào cuộc sống. Những cơ chế, chính sách của thành phố cho phát triển công nghiệp ở Hải Phòng cần xây dựng là:
- Cơ chế về thu hồi đất, giao đất, chuyển nhƣợng, đền bù, thuê đất, di chuyển cơ sở sản xuất... của các doanh nghiệp công nghiệp.
- Cơ chế ƣu đãi về quyền lợi vật chất (thuế, hỗ trợ đầu tƣ, đào tạo...) đối với các doanh nghiệp công nghiệp đầu tƣ về nông thôn, sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu và nội địa hoá chi tiết, phụ tùng các sản phẩm.
- Thành lập quỹ đền bù đất đai, xây dựng quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ đầu tƣ, quỹ bảo lãnh tín dụng…
Nhà nƣớc có vai trò quan trọng đối với việc lựa chọn các ngành công nghiệp ƣu tiên cũng nhƣ đề ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ. Chính vì vậy, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các chính sách và năng lực hoạt
động quản lý kinh tế của Nhà nƣớc là việc làm rất cần thiết. Đây là việc phải đƣợc thành phố thực hiện một cách thƣờng xuyên.
Thành phố cần thực hiện triệt để và có hiệu quả chƣơng trình cải cách thủ tục hành chính, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ trong các ngành nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc chuyên sâu theo kịp yêu cầu đổi mới kinh tế. Bên cạnh đó thành phố cần tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý Nhà nƣớc ở các cấp, các ngành theo đúng chức năng quản lý Nhà nƣớc, tạo môi trƣờng thuận lợi cho cơ sở sản xuất, thực hiện điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các công cụ kế hoạch hoá, tài chính, tiền tệ, thuế... Hình thành đồng bộ hệ thống quản lý công nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua sự hoạt động thống nhất, nhịp nhàng giữa các cấp và ngành.
Ngoài ra, thành phố cũng cần đào tạo một đội ngũ chuyên gia thực sự có năng lực, phẩm chất chính trị trong lĩnh vực hoạch định chiến lƣợc phát triển toàn thành phố nói chung, ngành công nghiệp Hải Phòng nói riêng. Việc đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, tạo cho họ có những nhận thức mới trong cơ chế thị trƣờng là việc làm hết sức cần thiết. Cần phải tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch cán bộ ở các cấp, các ngành, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc chuyên sâu; tiếp tục cải tiến công tác kế hoạch theo hƣớng tăng cƣờng nghiên cứu dài hạn, tạo căn cứ thông tin đầy đủ để xây dựng và thực hiện các dự án phát triển.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Bối cảnh quốc tế với các xu hƣớng phát triển, tình hình phát triển chung của ngành công nghiệp Việt Nam cũng nhƣ vị trí, vai trò của công
nghiệp Hải Phòng đã đặt ra cho nền kinh tế thành phố nói chung và ngành công nghiệp nói riêng những cơ hội và thách thức mới.
Muốn có đƣợc một hƣớng đi đúng đắn trong tƣơng lai, thành phố Hải Phòng phải có những quan điểm phát triển công nghiệp phù hợp với các quy luật thị trƣờng, phát huy đƣợc tiềm năng lợi thế của từng ngành. Quan điểm đó phải dựa trên mục tiêu, chiến lƣợc phát triển lâu dài ngành công nghiệp Hải Phòng cũng nhƣ của toàn bộ nền kinh tế thành phố.
Việc đƣa những giải pháp nhằm phát triển công nghiệp Hải Phòng cũng cần phải đƣợc thực hiện đồng thời ở các nội dung: xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghiệp (lựa chọn đúng các ngành công nghiệp mũi nhọn...), huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hoàn thiện các chính sách của Nhà nƣớc (hoàn thiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành công nghiệp và nâng cao năng lực hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nƣớc).
KẾT LUẬN
Hải Phòng - thành phố lớn của cả nƣớc có cảng biển, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp và cũng là thành phố sớm phát triển công nghiệp. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp Hải Phòng trong GDP có chiều hƣớng ngày càng tăng, thể hiện sự biến đổi khá nhanh về quy mô cũng nhƣ về tốc độ phát triển. Công nghiệp đang vƣơn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Hải Phòng.
Trong thời gian qua, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1997-1998) đã gây khó khăn về thị trƣờng và khả năng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng nhờ phát triển nội lực và sự hỗ trợ trong việc tháo gỡ khó khăn của thành phố, sản xuất công nghiệp vẫn phát triển tƣơng đối ổn định trên cả ba khu vực. Các ngành lớn đƣợc xác định là ngành mũi nhọn của công nghiệp Hải Phòng đều tăng khá, một số dự án lớn có tính chất đột phá trong sản xuất công nghiệp cũng đang đƣợc xúc tiến khẩn trƣơng. Xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới đã mở ra cho ngành công nghiệp Hải Phòng nhiều cơ hội nhƣng đi liền với đó là nguy cơ tụt hậu luôn liền kề và là vấn đề nóng bỏng. Việc đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả chính là thực hiện mục tiêu tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển và là trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Bộ, một lần nữa khẳng định vai trò, động lực, nòng cốt cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của ngành công nghiệp Hải Phòng.
Với tất cả những kết quả đã đạt đƣợc và những định hƣớng cụ thể cho tƣơng lai, ngành công nghiệp Hải Phòng nói riêng và kinh tế Hải Phòng nói chung chắc chắn sẽ xác lập đƣợc cho mình một thế đứng mới đầy triển vọng trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Mai Anh (2002), DN có vốn đầu tư nước ngoài khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
2. Ngọc Anh (2004), 50 năm phát triển kinh tế Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
3. Bộ Công nghiệp (2001), Định hướng chiến lược phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc đến năm 2010, Hà Nội.
4. Bộ GTVT (2001), “Đề án phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 200-2010”, Hà Nội.
5. CIEM (2004), Kinh tế Việt Nam 2003, NXB CTQG, Hà Nội.
6. Cục Thống kê Hải Phòng (2002), Hải Phòng 45 năm xây dựng và phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Cục Thống kê Hải Phòng (2004), Niên giám thống kê Hải Phòng năm 2004, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
8. Nguyễn Sinh Cúc ( 2000), Các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp , NXB Thanh niên, Hà Nội.
9. Công ty cổ phần thông tin đối ngoại (2003), Hải Phòng thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB CTQG, Hà Nội.
10. Trần Xuân Giá (2000), Đề cương báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế, xã hội nước ta qua 10 năm thực hiện chiến lược và thực trạng hiện nay, Tài liệu tập huấn.
11. Nguyễn Đình Giao (1995), Suy nghĩ về CNHHĐH ở nước ta, NXB CTQG, Hà Nội.
12. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa,, NXB CTQG, Hà Nội.
13.Phạm Văn Hùng (2002), Công nghiệp Hải Phòng: Hướng tới hội nhập và phát triển, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng ĐH KTQD, Hà Nội.
14. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1994), Mấy vấn đề CNH- HĐH ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.
15.Trần Xuân Kiên (1998), Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền công nghiệp Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
16. Phạm Thị Nga (1997), Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, NXB KH – XH, Hà Nội.
17. Phạm Quang Phan – Trần Mai Phƣơng (2000), “Tác động của công nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn nƣớc ta hiện nay”,
Tạp chí kinh tế và phát triển, (41), Tr.24-25.
18. Sở công nghiệp Hải Phòng (2004), Báo cáo tổng kết năm 2004, Hải Phòng. 19. Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (2001), Phương án
phát triển các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001-2010, Hà Nội.
20. Trần Mai Phƣơng (2001), Mối quan hệ giữa công nghiệp-nông nghiệp- dịch vụ, Luận án tiến sĩ, ĐH QGHN, Hà Nội.
21. Thành ủy Hải Phòng (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu thành phố Hải Phòng lần thứ XII (2002-2005), Hải Phòng.
22. Trần Văn Thành (2000), Công nghiệp Hải Phòng trước xu thế toàn cầu hoá, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
23. Lƣơng Đức Tuấn (2003) , Hải Phòng đa dạng hoá các thành phần kinh tế, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
24. Bùi Tất Thắng (1997), Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam, NXB KH-XH, Hà Nội.
25. UBND thành phố Hải Phòng (2004), Đề án triển khai thực hiện xây dựng Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố văn minh hiện đại trước 2020; một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, Hải Phòng.
26.Liên hiệp quốc, Uỷ ban kinh tế xã hội châu Á-Thái Bình Dƣơng (1999), Những bài học từ kinh nghiệm tăng trưởng của khu vực Đông và Đông Nam Á.
27. Nguyễn Ngọc Tùng (2001), Khu Công nghiệp - khu chế xuất Hải Phòng : Cơ hội phát triển, NXB Hải Phòng.
28. Nguyễn Trọng Xuân (2000), “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,
(268), Tr.15-17.
29. Viện nghiên cứu chiến lƣợc chính sách công nghiệp (1997), Công nghiệp Việt Nam 1945-2010, NXB Thống kê, Hà Nội.
30. Viện quy hoạch thành phố Hải Phòng (2001), Quy hoạch không gian đô thị Hải Phòng đến 2020, Hải Phòng.
31. Viện quy hoạch thành phố Hải Phòng (2001), Quy hoạch các khu công nghiệp tập trung của thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.
32. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1987), NXB CTQG, Hà Nội. 33. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), NXB CTQG, Hà Nội. 34. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), NXB CTQG, Hà
Nội.