7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Cơ cấu công nghiệp
2.2.2.1. Về cơ cấu thành phần kinh tế
Những năm qua cơ cấu thành phần kinh tế trong công nghiệp Hải Phũng đó cú những bƣớc thay đổi rất cơ bản (xem số liệu bảng 16).
Trong 10 năm tăng trƣởng bình quân chậm, chỉ gần 3%/năm (trong đó khu vực các DNNN thuộc các Bộ không tăng trƣởng, các DNNN địa phƣơng chỉ tăng trƣởng 5,4%-năm).
Tỷ trọng kinh tế Nhà nƣớc từ 58,54% năm 1996, giảm dần chỉ còn chiếm 30,5% năm 2000 và 26,7% năm 2002. Thực trạng giảm tỷ trọng có nguyên nhân của việc chuyển một số DNNN sang Công ty Cổ phần, song nguyên nhân cơ bản vẫn là các DNNN (cả Trung ƣơng lẫn địa phƣơng) còn lúng túng trong việc tìm phƣơng án phát triển.
BẢNG SỐ 16 : CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HẢI PHÕNG
Tính theo giá trị sản xuất GO
1996 1998 2000 2002
Công nghiệp Hải phòng 100% 100% 100% 100%
- Thành phần K.tế Nhà nƣớc 58,54 38,48 30,5 26,7
- Thành phần K.tế ngoài N.Nƣớc 15,60 15,37 20,4 28,7
- Thành phần K.tế có vốn ĐTNN 25,86 46,15 49,1 44,6
( Nguồn : Sở Công nghiệp Hải Phòng )
Công nghiệp quốc doanh:
Xét đến thời điểm này công nghiệp quốc doanh tại Hải Phòng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của thành phố, điều đó đƣợc thể hiện trên nhiều mặt:
+ Có nhiều doanh nghiệp có quy mô tài sản cố định, vốn lớn nhƣ các Công ty Xi măng, các Nhà máy đóng tàu, ắc quy, đất đèn, nhựa, sắt tráng men nhôm, Công ty Da giày, Công ty Bia, Công ty Dệt, Nhà máy Bao bì PP...
+ Công nghiệp Hải Phòng có 23 phân ngành thì các DNNN tham gia cả 23 phân ngành sản xuất hầu hết các tƣ liệu sản xuất quan trọng, có tính chất chi phối đến sự phát triển của các ngành nhƣ: tàu thuyền, xi măng, hoá chất, ắc quy, sơn... hoặc các sản phẩm tạo điều kiện ổn định kinh tế - xã hội nhƣ cung cấp điện, nƣớc... Ngay trong một số sản phẩm có nhiều thành phần kinh tế khác tham gia, nhƣng sản lƣợng sản phẩm của các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhƣ giày dép, may mặc, chế biến súc sản, sản xuất bia, đồ dùng sinh hoạt gia đình...
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của các DNNN vẫn gấp đôi khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Các DNNN thuộc ngành công nghiệp vẫn chiếm tới 46% tổng số lao động toàn ngành, nếu xét trên góc độ năng suất lao động xã hội thì con số
trên phản ảnh nhiều tồn tại, song xét trên mặt an toàn xã hội thì có thể nói 50% lao động ngành công nghiệp Hải Phòng đang đƣợc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về lao động.
+ Các DNNN vẫn luôn luôn là những đơn vị gƣơng mẫu thực hiện các chính sách kinh tế cũng nhƣ xã hội.
10 năm qua trong nguồn thu của thành phố từ sản xuất kinh doanh, các DNNN luôn luôn đóng góp từ 70 - 75% nguồn, cao hơn hẳn các thành phần kinh tế khác và chiếm từ 16 - 20% tổng nguồn thu.
Công nghiệp ngoài quốc doanh:
Trong thời kỳ 1996-2000, công nghiệp ngoài quốc doanh luôn ổn định ở tỷ trọng 15 - 20% của công nghiệp Hải Phòng. Đến năm 2002, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 28,7% và ngày càng có vị trí quan trọng. Quá trình phát triển của công nghiệp ngoài quốc doanh ở Hải Phòng có một số khía cạnh đáng lƣu ý:
+ Tỷ trọng ngoài quốc doanh từ 15,6% năm 1996 tăng dần tới 20,4% năm 2000 và 28,7% năm 2002 với sự tăng lên của khu vực kinh tế tƣ nhân, sự hồi phục trở lại của kinh tế tập thể, kinh tế nhỏ ở khu vực quận, huyện, thị xã. So với thời kỳ 1993 - 1995 số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên không nhiều, một số doanh nghiệp thành lập thời kỳ trƣớc không đứng vững đƣợc, nhƣng xuất hiện một số doanh nghiệp mới có quy mô vốn lớn, công nghệ hiện đại hơn, sản lƣợng nhiều hơn, thu hút lao động nhiều hơn. Cụ thể theo niên giám thống kê:
- Năm 1995 : có 41 Công ty TNHH với 4.676 lao động. - Năm 2000 : có 72 Công ty TNHH với 30.700 lao động.
Cho đến nay tại Hải Phòng đã có 13 Công ty TNHH có từ 500 lao động trở lên, trong đó riêng Công ty TNHH Đỉnh Vàng có tới trên dƣới 6000 lao động. Giá trị tài sản của một Công ty trong số này thấp nhất từ 8 đến 10 tỷ đồng.
+ Tốc độ tăng trƣởng bình quân trong 10 năm của công nghiệp ngoài quốc doanh là 32,95%, trong khi tốc độ tăng trƣởng bình quân của công nghiệp quốc doanh chỉ có 2,95%/năm.
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia 20 trong số 23 phân ngành công nghiệp Hải Phòng (không tham gia phân ngành sản xuất thuốc lá, cung cấp điện và cung cấp nƣớc), chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, vòng quay vốn ngắn nhƣ: sản xuất giày dép, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản phẩm nhựa, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng...
+ Trƣớc năm 1996, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tham gia xuất khẩu với tỷ lệ nhỏ và hầu hết dƣới hình thức gia công, nhƣng những năm gần đây sản lƣợng xuất khẩu ngày một tăng (Năm 2004 chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp Hải Phòng), nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu trực tiếp. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có quy mô sản xuất cũng nhƣ sản lƣợng xuất khẩu lớn hơn một số doanh nghiệp Nhà nƣớc.
Nhìn chung, những năm gần đây công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển với tốc độ nhanh, chiếm tỷ trọng ngày một lớn, ngành nghề đa dạng, rất triển vọng trong thời gian tới.
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Thời kỳ 1996-2000, khu vực nƣớc ngoài đầu tƣ vào công nghiệp nhiều, trở thành một bộ phận quan trọng của công nghiệp trên địa bàn thành phố, năm 2000 chiếm tỷ trọng 49,1%, tăng nhanh so với năm 1996, tập trung
sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu: giầy dép, hàng nhựa, chất tẩy rửa, khí hóa lỏng, thép, xi măng… Từ năm 2001 trở đi, đầu tƣ nƣớc ngoài vào công nghiệp có xu hƣớng giảm dần (Năm 2001 chiếm tỷ trọng 45%, năm 2002: 44,6%, năm 2003: 44,1%, năm 2004: 43,6% ). Điều đó thể hiện cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cơ cấu khu vực sản xuất trong nƣớc có hƣớng tăng lên (đặc biệt là khu vực dân doanh), khu vực sản xuất có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có xu hƣớng giảm dần thể hiện sự độc lập, huy động nội lực trong phát triển. Với trang thiết bị công nghệ tƣơng đối hiện đại, các sản phẩm của khu vực công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đó gúp phần nõng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cụng nghiệp thành phố.
2.2.2.2. Về cơ cấu ngành kinh tế
Cụng nghiệp Hải Phũng gồm cỏc ngành cụng nghiệp chủ đạo sau: - Ngành cơ khí luyện kim : Là ngành có truyền thống của Hải Phòng, phát triển sớm, đã và đang phát triển dựa vào những lợi thế của thành phố công nghiệp, có cảng biển và hệ thống đƣờng sông thuận tiện. Ngành cơ khí luyện kim gồm 5 phân ngành: sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy và thiết bị, sản xuất xe có động cơ và sản xuất phƣơng tiện vận tải.
Hiện tại 5 phân ngành chiếm tỷ trọng 28,12% trong công nghiệp Hải Phòng trong đó phân ngành sản xuất kim loại (21,3%), phân ngành sản xuất phƣơng tiện vận tải (2,4%) là 2 phân ngành lớn và sản phẩm của nó (thép và tàu biển) là sản phẩm cơ bản của nền kinh tế đất nƣớc.
- Ngành vật liệu xây dựng : Là ngành sử dụng lợi thế về nguồn tài nguyên đá vôi, đất sét, phụ gia lớn, vị trí giao thông thuận lợi. Từ lâu sản phẩm xi măng Hải Phòng đã nổi tiếng trong cả nƣớc. Giá trị sản xuất xi
măng hàng năm chiếm tỷ trọng từ 70-80% giá trị toàn ngành vật liệu xây dựng, chiếm tỷ trọng 22,1% công nghiệp Hải Phòng. Các sản phẩm chính của ngành vật liệu xây dựng Hải Phòng có : Xi măng, đá xây dựng, vật liệu xây (bê tông, gạch), vật liệu lợp (kim loại, phi kim loại).
- Ngành sản xuất giầy dép : Là ngành sản xuất tạo kim ngạch xuất khẩu chủ yếu của công nghiệp Hải Phòng, thu hút trên 30% lao động ngành công nghiệp. Hiện nay, ngành sản xuất giầy dép chiếm tỷ trọng 21% sản lƣợng công nghiệp. Sản phẩm chính của ngành có: Giày thể thao, giày vải, giày da, dép nam nữ các loại xuất khẩu và các dụng cụ sinh hoạt bằng da, giả da…
- Ngành chế biến nông thuỷ sản : Là ngành xuất khẩu đầy tiềm năng thu hút hàng ngàn lao động nông ngƣ nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho ngành. Trong thời gian qua tuy ngành phát triển chậm nhƣng tỷ trọng vẫn giữ ở mức trên dƣới 5% trong công nghiệp Hải Phòng. Các sản phẩm chính của ngành là: Hàng thực phẩm công nghệ nhƣ chế biến thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả dƣới dạng đóng hộp, ƣớp đông lạnh; lƣơng thực chế biến (chủ yếu gạo xuất khẩu) và sản xuất bia đóng chai, bia hơi.
- Ngành hoá chất và sản phẩm từ hoá chất : Ngành phát triển từ lâu, có nhiều sản phẩm có uy tín và có ảnh hƣởng đối với thị trƣờng trong nƣớc tuy nhiên do chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng nên phát triển chậm. Ngành hiện chiếm tỷ trọng 7,7% công nghiệp Hải Phòng. Các sản phẩm chính của ngành có: Hoá chất nhƣ ôxy, đất đèn, que hàn, ắc quy và sản phẩm từ hoá chất nhƣ hàng nhựa, sơn, bột giặt, bột nhẹ, bột nặng, phân bón.
- Ngành dệt may: Trong những năm qua, ngành này phát triển chậm (chiếm tỷ trọng 2,1% giá trị sản lƣợng công nghiệp) nhƣng có nhiều triển vọng. Hơn nữa, đây là ngành phù hợp với điều kiện của Hải Phòng và đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng nên cần đƣợc phát triển mạnh trong thời gian
tới. Các sản phẩm chính của ngành là: Dệt vải, dệt khăn, vải bạt, vải mành, dệt thảm len, đan móc chỉ... và sản xuất trang phục từ vải, giả da...
- Ngành điện - điện tử: Chiếm tỷ trọng 2,8% giá trị sản lƣợng công nghiệp Hải Phòng. Hiện tại chỉ có ngành sản xuất sản phẩm cơ điện phát triển tƣơng đối khá, song còn phải phấn đấu rất nhiều. Ngành điện tử - tin học chƣa phát triển nhƣng trong tƣơng lai đƣợc xác định là ngành chủ đạo. Các sản phẩm chính của ngành là: các sản phẩm cơ điện và các sản phẩm điện tử - tin học. Các sản phẩm cơ điện nhƣ quạt dân dụng, quạt công nghiệp, dụng cụ, đồ dùng dân dụng và công nghiệp. Các sản phẩm điện tử - tin học: lắp ráp các mặt hàng điện tử dân dụng phục vụ công nghiệp và các ngành kinh tế; sản xuất vật liệu, linh kiện, cấu kiện điện tử phục vụ liên lạc, nghe nhìn, sản xuất và đời sống.
7 ngành công nghiệp của Hải Phòng trên đây bao gồm có 5 sản phẩm mũi nhọn là: thép, đóng sửa chữa tàu biển, xi măng, giày dép, thủy sản chế biến xuất khẩu. Trong số 5 sản phẩm mũi nhọn của công nghiệp Hải Phòng có 3 sản phẩm cơ bản của đất nƣớc là thép, xi măng và tàu biển.
Tuy nhiên, do vị trí của Hải Phòng trong hƣớng bố trí chiến lƣợc phát triển công nghiệp chung của cả nƣớc, nếu Chính phủ quyết định đặt nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện 300-600 MW, xây dựng nhà máy phân bón, kéo đƣờng ống khí đốt ở Vịnh Bắc Bộ về Hải Phòng, đồng thời phỏt triển các khu công nghiệp tập trung thì bức tranh công nghiệp Hải Phòng sẽ có nhiều thay đổi lớn. Điều đó sẽ kéo theo sự thay đổi về cơ cấu, hình thành ngành công nghiệp nhiên liệu, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển, có thể kể đến trƣớc nhất là sự phát triển ngành hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất, ngành công nghiệp nặng, sau đó là đến sự phát triển của những ngành có đầu tƣ đổi mới.
2.2.2.3. Cơ cấu vùng
Cơ cấu lãnh thổ của công nghiệp Hải Phòng (hay là không gian công nghiệp Hải Phòng) đã đƣợc hình thành ngay trong thời gian xây dựng quy hoạch 1994. Năm 1996 Thƣờng vụ Thành ủy Hải phòng đã có thông báo kết luận số 33, thông qua "Quy hoạch các khu công nghiệp tập trung của thành phố Hải Phòng" là cơ sở cho thành phố chỉ đạo thực hiện quy hoạch các doanh nghiệp công nghiệp ở thành phố Hải Phòng. Theo đó, công nghiệp Hải Phòng đƣợc bố trí thành 5 vùng với 15 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng 4.000 ha và quy mô mỗi khu từ 30 1.000 ha. Đến tháng 8/2000 trong điều chỉnh quy hoạch của thành phố, công nghiệp Hải Phòng đƣợc bố trí thành 13 khu công nghiệp với diện tích 1.745 ha năm 2005 và 2.400 ha năm 2010. (Biểu số 1: Quy hoạch các khu công nghiệp Hải Phòng).
Đến nay, có thể đánh giá cơ cấu vùng của Hải Phòng nhƣ sau :
- Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thành lập mới hoặc đầu tƣ mở rộng đã đƣợc bố trí theo đúng quy hoạch đề ra. Cụ thể:
+ Doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kim loại (đúc, sản xuất thép), sản xuất hoá chất bố trí về khu công nghiệp Vật Cách.
+ Doanh nghiệp thuộc ngành da giày, bố trí về Khu công nghiệp đƣờng 14, Hải Thành, Vân Tràng hoặc tận dụng một số mặt bằng trong nội thành sát khu công nghiệp Đông Hải.
+ Doanh nghiệp thuộc ngành Dệt - May, bố trí ở khu Công nghiệp Quán Trữ, Cống Đôi, Hải Thành.
+ Doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, hoá chất, bố trí ở khu Công nghiệp Minh Đức.
Trong việc bố trí các khu công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng cần có thêm mặt bằng mới về các khu công nghiệp không có sai lầm đáng tiếc.
- Đối với các doanh nghiệp trong diện phải di chuyển từ khu vực nội thành ra các Khu công nghiệp mới, thành phố đã và đang di chuyển Nhà máy Xi măng, Công ty Đúc đồng, Nhà máy Cơ khí An Biên, 1 số phân xƣởng của các nhà máy nằm sâu trong nội thành dãn ra các vùng ven đô... Dƣới sức ép của dân cƣ, một số cơ sở sản xuất nhỏ gây độc hại, ô nhiễm, bất tiện trong nội thành cũng đã phải dãn dần ra vùng ven đô. Tuy nhiên do nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính của doanh nghiệp nên việc thực hiện di chuyển diễn ra thƣờng chậm, nhiều cơ sở nhỏ vẫn còn len lỏi, luồn lách trong đô thị.
Cho tới nay, bộ mặt các Khu công nghiệp dọc đƣờng 14, Khu vực Vân Tràng- Kiến An đã có nhiều thay đổi, dần hình thành Khu công nghiệp theo đúng nghĩa.
2.2.3. Năng lực cạnh tranh
Trong giai đoạn từ 1996 đến nay, công nghiệp Hải Phòng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu. Song sự phát triển của các doanh nghiệp, các nhóm ngành còn nhiều yếu kém, nhƣ sản xuất chƣa ổn định, sự đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ còn chậm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Hải Phòng còn thấp ở nhiều ngành.
Ngành công nghiệp chế biến nông sản thì cơ sở vật chất còn hết sức nghèo nàn lạc hậu, sản lƣợng chế biến thấp, giá thành sản phẩm cao, trình độ chế biến chủ yếu ở dạng sơ chế vì thế mà khả năng cạnh tranh rất thấp.
Một số ngành sản phẩm có khả năng cạnh tranh nhƣ chế biến thuỷ sản, dệt may, giầy dép, kim loại, vật liệu xây dựng... Ngành chế biến thuỷ
sản tập trung các doanh nghiệp có cơ sở vật chất tƣơng đối tốt nhƣng kỹ thuật công nghệ chƣa cao, chủ yếu chế biến dạng bán thành phẩm, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa tốt, công suất huy động thấp, sản phẩm chƣa đa dạng mà giá thành sản phẩm lại cao. Ngành dệt may mặc dù cơ sở vật chất thiết bị đƣợc đổi mới song chƣa đạt đến sự đồng bộ, ngành dệt gần đây mới đƣợc phục hồi, phƣơng thức sản xuất chủ yếu là gia công xuất khẩu, giá thành sản phẩm do phƣơng thức gia công quyết định là chính nên sản