7. Bố cục của luận văn
3.3.1. Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghiệp
3.3.1.1. Xác định cơ cấu công nghiệp
- Xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn: Đó là những ngành sản xuất ra những sản phẩm cơ bản của kinh tế đất nƣớc, tạo ra sản lƣợng, giá trị lớn, chiếm vị trí cao trong ngành công nghiệp của thành phố cũng nhƣ của đất nƣớc; có tác động thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; có điều kiện sử dụng một cách tốt nhất lợi thế về tài nguyên, lao động, truyền
thống của địa phƣơng; có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, hƣớng về xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm; có nhu cầu thị trƣờng rộng lớn trong và ngoài nƣớc.
Từ tiêu chuẩn và từ thực tiễn phát triển trong thời gian qua, công nghiệp Hải Phòng cần lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn đến năm 2010 là: ngành sản xuất kim loại, ngành đóng mới và sửa chữa tàu biển. Đây là những ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển công nghiệp Hải Phòng. Những công nghiệp khác nhƣ: ngành vật liệu xây dựng, ngành sản xuất giày dép, ngành chế biến nông thuỷ sản, ngành hoá chất và sản phẩm từ hoá chất, ngành dệt- may… chỉ nên coi là những ngành phụ trợ. Những ngành phụ trợ này là những ngành công nghiệp khai thác đƣợc tiềm năng lợi thế của thành phố Hải Phòng và góp phần đáp ứng nhu cầu lớn của Thành phố về việc làm, tăng trƣởng kinh tế… hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành mũi nhọn.
- Cơ cấu thành phần: Cơ cấu thành phần kinh tế trong công nghiệp Hải Phòng tính từ giá trị sản xuất công nghiệp đạt đƣợc từng năm của các thành phần kinh tế trong thời gian qua đã có bƣớc thay đổi lớn. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong bảng số 17:
BẢNG SỐ 17: TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
Tính theo giá trị sản xuất (GO)
1996 1998 2000 2002
Công nghiệp Hải Phòng 100% 100% 100% 100%
- Kinh tế trong nƣớc 74,14 53,85 50,90 55,4
+Thành phần kinh tế Nhà nước 58,54 38,48 30,50 32,6
+Thành phần kinh tế ngoài NN 15,60 15,37 20,40 22,8 - Kinh tế có vốn ĐTNN 25,86 46,15 49,10 44,6
Thành phần kinh tế trong nƣớc trong ngành công nghiệp Hải Phòng (quốc doanh và ngoài quốc doanh) chiếm tỷ trọng 55,4% năm 2002, 56,4% năm 2003. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng 44,6% năm 2002 và 43,6% năm 2003. Điều này thể hiện sự độc lập, huy động nội lực trong phát triển.
Có thể dự báo tới năm 2010 cơ cấu thành phần sẽ thay đổi nhƣ sau: BẢNG SỐ 18 : DỰ BÁO CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP HẢI PHÕNG
2000 2005 2010
Công nghiệp Hải phòng 100% 100% 100%
1. Công nghiệp trong nƣớc 50,9 55,0 60-65
- Quốc doanh 30,5 32,5 35-40 - Ngoài quốc doanh 20,4 22,5 25
2. CN có vốn ĐTNN 49,1 45,0 35-45
( Nguồn : Sở Công nghiệp Hải Phòng )
Trong những năm 1999-2000 khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đầu tƣ chậm hẳn lại, song tài sản đầu tƣ vẫn gấp 3- 4 lần tài sản cố định các doanh nghiệp trong nƣớc. Tuy nhiên, với chính sách mở cửa, đa dạng và đa phƣơng hoá nền kinh tế, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tăng trong thời gian tới. Do đó, có thể dự báo rằng tới năm 2010 cơ cấu thành phần sẽ còn thay đổi theo hƣớng khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có khả năng chiếm từ 35-45%.
- Cơ cấu sản xuất xuất khẩu và nội địa: Công nghiệp Hải Phòng đang đứng trƣớc thách thức và là một áp lực lớn là phải phát triển với tốc độ nhanh, trình độ cao để từng bƣớc hội nhập với kinh tế các nƣớc trong khu
vực. Vì vậy, đòi hỏi cấp bách đối với công nghiệp Hải Phòng là phải nhanh chóng và đi đầu các ngành sản xuất vật chất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để tiến tới mục tiêu đủ sức cạnh tranh sản phẩm công nghiệp, hƣớng ra xuất khẩu các sản phẩm có đủ sức cạnh tranh, khai thác thị trƣờng khu vực và thế giới để từ đó xác định tăng thêm các sản phẩm mới xuất khẩu. Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp xuất khẩu của Hải Phòng chiếm tỷ trọng 25,5%. Công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mới tham gia xuất khẩu với một tỷ lệ nhỏ mặc dù giá trị sản xuất chiếm tới 49% vì nhiều loại sản phẩm chủ yếu của khu vực này nhƣ xi măng, thép xây dựng, hàng cơ khí, hoá chất thị trƣờng trong nƣớc có nhu cầu lớn.
Đối với kinh tế trong nƣớc, đến năm 2010 giá trị sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực vẫn là giầy dép, thủy sản, dệt may (chiếm khoảng 40-45% giá trị sản xuất), dự kiến tỷ trọng hàng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nƣớc khoảng 50%. Cụ thể là:
BẢNG SỐ 19 : DỰ KIẾN TỶ TRỌNG HÀNG XUẤT KHẨU
Đơn vị tính: tỷ đồng
2000 2005 2010 BQđến 2010
* Giá trị sản xuất CNHP 8.709 18.500 38.075 16%
1.Công nghiệp trong nƣớc 21.000 2.Công nghiệp có vốn ĐTNN 17.045
* Giá trị sản xuất hàng XK 2.170 5.550 19.000 24,2%
1. Công nghiệp trong nƣớc 2. CN có vốn ĐTNN
( Nguồn : Sở Công nghiệp Hải Phòng )
Dự kiến các thành phần kinh tế tham gia sản xuất xuất khẩu nhƣ sau: BẢNG SỐ 20 : DỰ KIẾN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
THAM GIA SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
Năm 2000 Năm 2010 QD NQD ĐTNN QD NQD ĐTNN Ngành giày dép + + + + + + Ngành dệt-may + + + + + + Ngành chế biến thủy sản + 0 + + + + Ngành chế biến nông sản + 0 0 + + + Ngành thủ công mỹ nghệ + + 0 0 + 0 Ngành giấy + + 0 0 + 0 Sản phẩm tẩy rửa 0 0 0 0 + + Xi măng 0 0 0 + 0 + Thép xây dựng 0 0 0 + 0 + Đóng sửa tàu biển 0 0 0 + 0 + Thủy tinh 0 0 + 0 0 + Thép kết cấu 0 0 + + 0 +
Tổng cộng 6 4 5 8 7 10
( Nguồn : Sở Công nghiệp Hải Phòng )
Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp nhẹ. Khuyến khích tập trung vào ngành chế biến nông hải sản xuất khẩu.
Thành phần kinh tế Nhà nƣớc có thể chuyển rút một số sản phẩm phổ biến là thủ công, tập trung vào các ngành đòi hỏi đầu tƣ lớn, trình độ công nghệ cao nhƣ sản xuất thép, xi măng, đóng sửa tàu biển, hoá chất...
Thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoàn toàn có đủ khả năng cạnh tranh sản phẩm, nên việc hƣớng sản phẩm của các doanh nghiệp này ra xuất khẩu chủ yếu là dựa vào việc đôn đốc các doanh nghiệp thực
hiện nghiêm chỉnh các dự án đầu tƣ, kết hợp với các chính sách khuyến khích và đòn bẩy kinh tế.
- Công nghiệp nông thôn: Công nghiệp nông thôn Hải Phòng hiện nay có một số đặc điểm sau:
Về vị thế của ngành trong nền kinh tế huyện: Do ngành kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp (hoặc thủy sản), vì vậy ngành CN-TTCN thƣờng đứng ở các vị trí sau, sự quan tâm của các cấp, các ngành có mặt hạn chế và thiếu thƣờng xuyên.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật: nói chung lạc hậu, sơ sài. Công nghệ phổ biến là thủ công, bán cơ khí, rất ít cơ sở có trình độ cơ khí hoá cao.
Trình độ lao động cũng nhƣ trình độ tổ chức sản xuất, ý thức về sản xuất công nghiệp nhìn chung còn hạn chế.
Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trong huyện, trong thành phố; nếu có tham gia xuất khẩu thì thƣờng dƣới hình thức làm vệ tinh gia công cho công nghiệp thành phố.
Với một số đặc điểm trên, dự đoán công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Hải Phòng trong những năm sắp tới sẽ phát triển với tốc độ chậm hơn, tỷ trọng ngày càng nhỏ, hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn công nghiệp của toàn thành phố.
BẢNG SỐ 21 : TỶ TRỌNG CỦA CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2000 2010 BQ
2010/2000
- Giá trị sản xuất CNHP 8.631 38.075 16%
- Giá trị SX CôNG NGHIệP-TTCN nông thôn
Chiếm tỷ trọng % 2,61 2,0
( Nguồn : Sở Công nghiệp Hải Phòng )
Kinh tế nông nghiệp dự kiến chuyển dịch nhƣ sau:
BẢNG SỐ 22 : DỰ KIẾN CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Đơn vị tính: %
2000 2005 2010
Kinh tế nông thôn HP 100% 100% 100%
- Nông nghiệp, thủy sản 56,5 48,0 40,0 - CN-TTCN, xây dựng 23,1 27,0 30,0 - Dịch vụ 20,4 25,0 30,0
( Nguồn : Sở Công nghiệp Hải Phòng )
3.3.1.2. Định hƣớng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn
và các sản phẩm chủ yếu
Ngành công nghiệp mũi nhọn
- Ngành sản xuất kim loại:
Đây là ngành có truyền thống của Hải Phòng, phát triển sớm, đã và đang phát triển dựa vào những lợi thế của thành phố công nghiệp, có cảng biển và hệ thống đƣờng sông thuận tiện. Ngành sản xuất kim loại xác định lấy thép cán (thép thanh, thép tấm, thép hình, thép ống) là sản phẩm mũi nhọn của ngành và của công nghiệp Hải Phòng để từ đó đa dạng hoá chủng loại phục vụ ngành cơ khí chế tạo và ngành đóng tàu. Đầu tƣ sản xuất phôi thép, thép tấm để chủ động nguyên liệu và nâng cao hiệu quả kinh tế. Giữ vững và phát triển và truyền thống ngành đúc ống, đúc chi tiết máy gang, ngành đúc đồng bằng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, từng bƣớc đầu tƣ thiết bị - công nghệ hiện đại. Chọn thép thanh và thép ống làm sản phẩm
cạnh tranh, hội nhập với các nƣớc trong khu vực ngay từ năm 2001 và tham gia xuất khẩu trong đấu thầu quốc tế về xây dựng.
- Ngành đóng mới và sửa chữa tàu biển:
Ngành đóng mới và sửa chữa tàu biển nằm trong phân ngành sản xuất phƣơng tiện vận tải (Mã số 35). Ở Hải Phòng, ngành sản xuất phƣơng tiện vận tải chiếm 3,3% công nghiệp Hải Phòng thì công nghiệp tàu biển đã chiếm 2,5%. Tàu biển là sản phẩm quan trọng của đất nƣớc trong chiến lƣợc phát triển kinh tế biển và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại... Hải Phòng lại có truyền thống về đóng tàu. Ngành đóng tàu biển Hải Phòng hiện chiếm 32% đóng tàu toàn quốc (nếu không kể các doanh nghiệp phụ trợ của ngành đóng tàu Việt Nam thì tỷ trọng ngành đóng tàu biển Hải Phòng chiếm trên 60% ngành đóng tàu toàn quốc). Vì những lẽ đó nên mặc dù mới chiếm tỷ trọng 3,2% công nghiệp Hải Phòng, đóng tàu biển Hải Phòng vẫn xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn.
Hƣớng phát triển của ngành nhằm vào việc sản xuất và cung cấp những tàu có trọng tải lớn, tàu chuyên dùng với tiêu chuẩn của hàng hải quốc tế và tiêu chuẩn chuyên ngành quốc tế. Bên cạnh đó, cần đầu tƣ thiết bị công nghệ hiện đại vào đúng các công trình, các dây chuyền, các khâu có tính đột phá, quyết định đến việc nâng cao năng lực chế tạo. Lấy nguồn lực trong nƣớc là chính, đặc biệt là nguồn lực của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp và tranh thủ nguồn vốn từ liên doanh với nƣớc ngoài.
Ngành công nghiệp phụ trợ
- Ngành vật liệu xây dựng:
Xi măng đƣợc chọn là sản phẩm quan trọng không những của công nghiệp Hải Phòng mà còn là sản phẩm chủ yếu trong vật liệu xây dựng
thành phố. Mục tiêu đặt ra là đƣa Nhà máy xi măng Tràng Kênh vào hoạt động và từng bƣớc tăng công suất bằng đầu tƣ mở rộng ở cả 2 nhà máy. Phấn đấu đa dạng hoá các chủng loại xi măng nhất là các chủng loại xi măng đặc biệt nhƣ xi măng giếng khoan, xi măng bền Sunfát, dãn nở...
Đá xây dựng: đầu tƣ mở rộng các mỏ cũ (Minh Đức, Phi Liệt, Lại Xuân), đầu tƣ mới mỏ Cống Đất (Gia Đức) và Suối Ba (Minh Tân), hết sức tiết kiệm nguyên liệu.
Cát xây dựng: Hải Phòng không có lợi thế và chất lƣợng thấp. Phƣơng hƣớng đặt ra là khai thác theo năng lực hiện có và tổ chức tốt bến bãi tập kết hợp lý cho trung chuyển.
Bê tông tƣơi: Hải Phòng hiện nay có năng lực rất lớn (khoảng 410m3/h) hầu hết đƣợc lắp đặt trong giai đoạn 1996-2000, nhƣng mới sử dụng 20% công suất. Phƣơng hƣớng phát triển: không đầu tƣ mới, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở sử dụng các loại phụ gia tăng dẻo, đóng rắn nhanh, tạo cƣờng độ cao, chống thấm tốt nhƣ phụ gia micro silica...
Tấm lợp (Fibrocement, kim loại): Công suất hiện nay đang gấp gần 3 lần nhu cầu, nhƣng sản xuất mới thoả mãn 50% nhu cầu do sản phẩm chƣa có uy tín, bị các sản phẩm cùng loại của các tỉnh cạnh tranh. Phƣơng hƣớng phát triển là không đầu tƣ thêm và tập trung cho chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng.
Gạch ngói: Hải Phòng không có nhiều thuận lợi về nguyên liệu để sản xuất gạch, ngói nung. Sét phong hoá có ít và tập trung chủ yếu ở Tiên Hội (An Lão)và Lƣu Kiếm (Thủy Nguyên). Ngoài ra nguồn đất phong hoá còn một số mỏ trầm tích và đất bãi. Nhƣng đến nay một số mỏ đã khai thác hết, một số nằm trong khu dân cƣ. Nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói chất lƣợng cao có hạn. Vì vậy, phƣơng hƣớng phát triển gạch ngói là tiếp tục đầu
tƣ mới và mở rộng các DNNN nơi có nguồn nguyên liệu ổn định, trữ lƣợng lớn ở 2 vùng nói trên, theo công nghệ sấy nung bằng lò tuynen và đầu tƣ dây chuyền sản xuất gạch không nung nhƣ gạch xi măng đá mạt, gạch silicat.
- Ngành sản xuất giày dép:
Ngành sản xuất giày dép Hải Phòng hƣớng phát triển phục vụ cho xuất khẩu là chính. Khuyến khích thành phần tƣ nhân nhỏ, thợ thủ công đầu tƣ, tổ chức sản xuất đáp ứng nhu cầu nội địa có quy mô sản phẩm nhỏ, thị hiếu phong phú. Phát triển nhanh, tốc độ cao, thu hút nhiều lao động, đẩy mạnh xuất khẩu để tăng năng lực tích luỹ. Đầu tƣ nhanh và bằng thiết bị, công nghệ hiện đại. Đầu tƣ hợp lý giữa sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh với sản xuất nguyên phụ liệu, công cụ và dụng cụ sản xuất, thiết kế mẫu mốt, hình thành các doanh nghiệp công nghiệp hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra sản phẩm có hàm lƣợng kỹ thuật và hàm lƣợng chế biến cao, từng bƣớc làm chủ thị trƣờng tiêu thụ. Bên cạnh đó, ngành huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của tƣ nhân trong nƣớc, năng lực kinh tế đối ngoại của ngành Da giầy Việt nam trong chiến lƣợc phát triển chung của cả nƣớc cũng nhƣ của thành phố Hải Phòng.
- Ngành chế biến nông thủy sản:
Công nghiệp chế biến nông thủy sản Hải Phòng đang đứng trƣớc cơ hội cũng nhƣ những thách thức to lớn về cạnh tranh trong nƣớc và cạnh tranh nƣớc ngoài. Công nghiệp chế biến nông thủy sản Hải phòng phải chuyển mạnh theo hƣớng nâng cao chất lƣợng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu, chuyển mạnh từ xuất khẩu dƣới dạng thô sang xuất khẩu sản phẩm có giá trị cao, chất lƣợng tốt, hàm lƣợng kỹ thuật cao. Mở rộng mặt hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng tính hấp dẫn các mặt hàng chế biến sẵn, ăn liền cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc.
Gắn công nghiệp chế biến với đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu cây con hợp lý và ổn định theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thế ổn định, vững chắc cho công nghiệp chế biến. Ngoài ra, phải tăng năng lực chế biến ở một số cơ sở xuất khẩu nòng cốt, ở một số khâu trong bản thân doanh nghiệp cũng nhƣ trong quá trình sản xuất từ nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm. Đổi mới kỹ thuật bảo quản, chế biến để nâng cao chất lƣợng, tạo nhiều mặt hàng mới có giá trị cao. Lấy xuất khẩu là chính nhƣng không để mất cân đối giữa phục vụ xuất khẩu với phục vụ nội địa. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế vào đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến. Kinh tế Nhà nƣớc phải nắm vai trò chủ đaọ trong tạo nguồn nguyên liệu, trong chế biến, trong tạo thị trƣờng lớn và bền vững cho ngành. Bên cạnh đó ngành cũng tập trung đầu tƣ hoàn chỉnh đồng bộ, nâng cấp cải tạo đối với các cơ sở hiện đang xuống cấp.
- Ngành hoá chất và sản phẩm từ hoá chất: