7. Bố cục của luận văn
2.2.2.3. Cơ cấu vùng
Cơ cấu lãnh thổ của công nghiệp Hải Phòng (hay là không gian công nghiệp Hải Phòng) đã đƣợc hình thành ngay trong thời gian xây dựng quy hoạch 1994. Năm 1996 Thƣờng vụ Thành ủy Hải phòng đã có thông báo kết luận số 33, thông qua "Quy hoạch các khu công nghiệp tập trung của thành phố Hải Phòng" là cơ sở cho thành phố chỉ đạo thực hiện quy hoạch các doanh nghiệp công nghiệp ở thành phố Hải Phòng. Theo đó, công nghiệp Hải Phòng đƣợc bố trí thành 5 vùng với 15 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng 4.000 ha và quy mô mỗi khu từ 30 1.000 ha. Đến tháng 8/2000 trong điều chỉnh quy hoạch của thành phố, công nghiệp Hải Phòng đƣợc bố trí thành 13 khu công nghiệp với diện tích 1.745 ha năm 2005 và 2.400 ha năm 2010. (Biểu số 1: Quy hoạch các khu công nghiệp Hải Phòng).
Đến nay, có thể đánh giá cơ cấu vùng của Hải Phòng nhƣ sau :
- Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thành lập mới hoặc đầu tƣ mở rộng đã đƣợc bố trí theo đúng quy hoạch đề ra. Cụ thể:
+ Doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kim loại (đúc, sản xuất thép), sản xuất hoá chất bố trí về khu công nghiệp Vật Cách.
+ Doanh nghiệp thuộc ngành da giày, bố trí về Khu công nghiệp đƣờng 14, Hải Thành, Vân Tràng hoặc tận dụng một số mặt bằng trong nội thành sát khu công nghiệp Đông Hải.
+ Doanh nghiệp thuộc ngành Dệt - May, bố trí ở khu Công nghiệp Quán Trữ, Cống Đôi, Hải Thành.
+ Doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, hoá chất, bố trí ở khu Công nghiệp Minh Đức.
Trong việc bố trí các khu công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng cần có thêm mặt bằng mới về các khu công nghiệp không có sai lầm đáng tiếc.
- Đối với các doanh nghiệp trong diện phải di chuyển từ khu vực nội thành ra các Khu công nghiệp mới, thành phố đã và đang di chuyển Nhà máy Xi măng, Công ty Đúc đồng, Nhà máy Cơ khí An Biên, 1 số phân xƣởng của các nhà máy nằm sâu trong nội thành dãn ra các vùng ven đô... Dƣới sức ép của dân cƣ, một số cơ sở sản xuất nhỏ gây độc hại, ô nhiễm, bất tiện trong nội thành cũng đã phải dãn dần ra vùng ven đô. Tuy nhiên do nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính của doanh nghiệp nên việc thực hiện di chuyển diễn ra thƣờng chậm, nhiều cơ sở nhỏ vẫn còn len lỏi, luồn lách trong đô thị.
Cho tới nay, bộ mặt các Khu công nghiệp dọc đƣờng 14, Khu vực Vân Tràng- Kiến An đã có nhiều thay đổi, dần hình thành Khu công nghiệp theo đúng nghĩa.
2.2.3. Năng lực cạnh tranh
Trong giai đoạn từ 1996 đến nay, công nghiệp Hải Phòng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu. Song sự phát triển của các doanh nghiệp, các nhóm ngành còn nhiều yếu kém, nhƣ sản xuất chƣa ổn định, sự đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ còn chậm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Hải Phòng còn thấp ở nhiều ngành.
Ngành công nghiệp chế biến nông sản thì cơ sở vật chất còn hết sức nghèo nàn lạc hậu, sản lƣợng chế biến thấp, giá thành sản phẩm cao, trình độ chế biến chủ yếu ở dạng sơ chế vì thế mà khả năng cạnh tranh rất thấp.
Một số ngành sản phẩm có khả năng cạnh tranh nhƣ chế biến thuỷ sản, dệt may, giầy dép, kim loại, vật liệu xây dựng... Ngành chế biến thuỷ
sản tập trung các doanh nghiệp có cơ sở vật chất tƣơng đối tốt nhƣng kỹ thuật công nghệ chƣa cao, chủ yếu chế biến dạng bán thành phẩm, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa tốt, công suất huy động thấp, sản phẩm chƣa đa dạng mà giá thành sản phẩm lại cao. Ngành dệt may mặc dù cơ sở vật chất thiết bị đƣợc đổi mới song chƣa đạt đến sự đồng bộ, ngành dệt gần đây mới đƣợc phục hồi, phƣơng thức sản xuất chủ yếu là gia công xuất khẩu, giá thành sản phẩm do phƣơng thức gia công quyết định là chính nên sản phẩm có khả năng tham gia cạnh tranh. Sản phẩm của ngành giày dép cũng nhƣ ngành dệt may, với cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc đổi mới về thiết bị và công nghệ, phƣơng thức sản xuất cũng chủ yếu là gia công xuất khẩu và cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu của ngành này đang phát triển. Sản phẩm của ngành sản xuất kim loại ít về chủng loại, chủ yếu là thép cán chƣa có thép tấm và thép hình. Cơ sở vật chất của ngành đã đƣợc đầu tƣ đổi mới tiếp cận với trình độ trung bình tiên tiến của thế giới nhƣng lệch về sản phẩm thép. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đúc (kim loại đen và màu) chƣa đổi mới, giá thành của sản phẩm thép cán xây dựng có khả năng cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế, giá thành của sản phẩm đúc gang và đồng có khả năng cạnh tranh trong nƣớc. Riêng về sản phẩm của ngành đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, có thể nói Hải Phòng có nhiều ƣu thế, ƣu điểm hơn hơn các nhà máy ở các tỉnh và các vùng khác nên thị trƣờng cho sản phẩm của ngành này là không hạn chế và khả năng cạnh tranh cao.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm của công nghiệp Hải Phòng chƣa có khả năng cạnh tranh nhƣ sản phẩm cơ khí, sản phẩm điện tử tin học. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành cơ khí chậm đƣợc đầu tƣ, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm của ngành không cạnh tranh đƣợc với sản phẩm của nƣớc ngoài (trừ quạt điện mới đƣợc đầu tƣ). Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành điện tử
tin học còn quá nhỏ bé, non trẻ, phƣơng thức sản xuất chủ yếu là gia công lắp ráp hàng điện tử dân dụng, chƣa có sản phẩm tự sản xuất.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh là đòi hỏi rất lớn đối với công nghiệp Hải Phòng. Do kinh tế tăng trƣởng, dung lƣợng thị trƣờng hàng công nghiệp ngày càng lớn, các doanh nghiệp không nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ bị mất khách hàng. Trong điều kiện kinh doanh mới, xét về lâu dài, mọi thành phần kinh tế đều đƣợc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, những ƣu đãi hoặc chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc thƣờng ngắn hạn và mang tính chuyên biệt. Các doanh nghiệp buộc phải khai thác mọi lợi thế khách quan, lợi thế của riêng mình để phát triển năng lực cạnh tranh. Tốc độ đổi mới công nghệ ngày nay rất nhanh chóng, hoạt động của các doanh nghiệp ngày một năng động, nó vừa chứa đựng cơ hội, vừa chứa đựng những thách thức với công nghiệp Hải Phòng. Sự xuất hiện các công nghệ mới thách thức các công nghệ truyền thống, tạo áp lực thay đổi công nghệ. Sự xuất hiện công nghệ mới đi liền với các nhà xâm nhập thị trƣờng mới, làm tăng đối thủ cạnh tranh. Đồng thời công nghệ mới làm cho vòng đời công nghệ sản phẩm rút ngắn lại, xuất hiện cạnh tranh về giá. Khi kinh tế nƣớc ta hội nhập với kinh tế các nƣớc trong khu vực, sản phẩm công nghiệp của nƣớc ngoài có điều kiện thâm nhập vào Hải Phòng với khối lƣợng lớn, sản phẩm có trình độ công nghệ cao là những thách thức trực tiếp với thị trƣờng trong nƣớc.
Nhƣ vậy, đòi hỏi tất yếu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cả nƣớc nói chung và Hải Phòng nói riêng phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sản phẩm của mình cung cấp cho thị trƣờng nội địa, xuất khẩu. Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển đƣợc.
Qua xem xét phân tích thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Hải Phòng, ta có thể rút ra đƣợc những kết quả mà ngành công nghiệp Hải Phòng đã đạt đƣợc cũng nhƣ những vấn đề tồn tại cần giải quyết.
2.3.1. Thành tựu của cụng nghiệp Hải Phũng
Trong những năm gần đây, công nghiệp Hải Phũng đó tạo ra đƣợc một cơ sở vật chất kỹ thuật có quy mô khá lớn, phát triển với tốc độ nhanh nhờ vào đƣờng lối mở cửa, chính sách nhiều thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc. Công nghiệp Hải Phũng chiếm tỷ trọng từ 4,5-5% trong cụng nghiệp của cả nƣớc. Đặc biệt là nhờ vào kết quả của việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vào chiến lƣợc xuất khẩu, công nghiệp Hải Phũng đó cú bƣớc thay đổi rất cơ bản về quy mô, về trang thiết bị, trỡnh độ công nghệ, về trỡnh độ quản lý… Sự phát triển của công nghiệp Hải Phòng đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác trên địa bàn.
Tỷ trọng GDP cụng nghiệp thuần trong nền kinh tế Hải Phũng đó cú bƣớc tăng rất cơ bản, năm 1996 : 18,5%, năm 2000 : 31,9 %, ƣớc tính năm 2005 đạt 35,4%.
Cơ cấu công nghiệp Hải Phũng cú sự chuyển dịch theo hƣớng phát huy lợi thế và thế mạnh của Hải Phũng :
- Phỏt triển nhanh cụng nghiệp xuất khẩu, tận dụng lợi thế về lao động và vị trí cảng, tăng nhanh tích lũy. Các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đó thu hỳt trờn 30% lao động công nghiệp của thành phố
- Phát triển ngành có lợi thế về tài nguyên và vị trí của thành phố cảng nhƣ sản xuất xi măng, gạch, vật liệu xây dựng, luyện kim đen… Một số ngành mũi nhọn đƣợc quan tâm và có sự phát triển khá mạnh mẽ: công nghiệp đóng tầu biển đã đóng thành công tầu 20.000 tấn, sửa chữa tầu
40.000 tấn; ngành xi măng đạt công suất 1,88 triệu tấn/năm; ngành cơ khí đạt công suất 15.000 tấn/năm...
- Đầu tƣ và phát triển các ngành nghề có truyền thống nhƣ công nghiệp tàu thuyền, hóa chất, chế biến thủy sản, công nghiệp nông thôn… Công tác đầu tƣ phát triển sản xuất đƣợc triển khai ở tất cả các thành phần kinh tế. Nhiều dự án lớn có tính đột phá, làm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hƣớng tích cực (có giá trị lớn, giảm tỷ lệ gia công, tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm...) đƣợc thực hiện.
Ngành công nghiệp đó đạt đƣợc những kết quả nhất định trong việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất khu vực kinh tế trong nƣớc theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào các ngành tạo tích lũy nhanh hoặc vào các ngành công nghiệp chủ chốt nhƣ: từng bƣớc đổi mới thiết bị, công nghệ ngành sản xuất giầy dép, ngành dệt may, một phần hoặc từng bộ phận quan trọng của các ngành chế biến thủy sản, ngành đóng tàu, ngành hóa chất…
Các khu công nghiệp đó đƣợc chú ý phỏt triển xõy dựng cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch, môi trƣờng đầu tƣ ngày càng thông thoáng và đƣợc cải thiện tốt hơn.
2.3.2. Các vấn đề đặt ra cho cụng nghiệp Hải Phũng
Tuy cụng nghiệp Hải Phũng cú vị trớ khỏ, phỏt triển tốc độ nhanh, tỷ trọng năm 2004 chiếm 33,4 % GDP của Hải Phòng nhƣng hiệu quả không cao. Đồng thời, sự phỏt triển của cụng nghiệp Hải Phòng cũn thiếu tớnh vững chắc. Nhiều khó khăn lớn đặt ra và đòi hỏi phải đƣợc giải quyết để công nghiệp Hải Phòng tiếp tục phát triển:
- Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên còn lãng phí, nhất là đất và đá trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng xảy ra khá phổ biến. Cụng nghiệp Hải Phũng đó tận dụng đƣợc lợi thế về tài nguyên khoáng sản sẵn có nhƣng bản thân ngành công nghiệp chƣa tạo ra đƣợc cơ sở nguyên liệu cho
phát triển của ngành nhƣ nguyên phụ liệu cho ngành da giầy, dệt may, sắt thép cho đóng tàu… là những ngành đang phát triển và triển vọng phỏt triển mạnh trong thời gian tới.
- Vấn đề đất xây dựng: Vẫn còn tình trạng cấp diện tích đất cho các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng mà chỉ xây dựng nhà xƣởng một tầng. Trong thời gian tới việc mở rộng các khu, cụm công nghiệp cần đƣợc quán triệt tinh thần tiết kiệm cân nhắc kỹ càng, xây dựng với quy mô hợp lý, tránh tình trạng chiếm những khu đất rộng mà không đầu tƣ xây dựng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nƣớc còn xen lẫn trong dân cƣ, cản trở sự phát triển của bản thân doanh nghiệp, sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng, điều đó ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng.
- Nguồn vốn: Tuy các dự án đầu tƣ vào công nghiệp đã đi đúng hƣớng với thế mạnh về tài nguyên và vị trí địa lý của thành phố, tập trung vào các ngành: vật liệu xây dựng (xi măng, thép), công nghệ giày dép, may mặc, khí hoá lỏng, hoá chất v.v... Song một số ngành quan trọng của Hải Phòng nhƣ công nghệ thực phẩm (chế biến súc sản và hải sản), tàu thuyền, cơ khí chế tạo chƣa thu hút đƣợc thích đáng đầu tƣ nƣớc ngoài trong đó đáng nói là ngành tàu thuyền - ngành công nghiệp cơ bản của đất nƣớc, một ngành có truyền thống của Hải Phòng thì chƣa có đối tác nƣớc ngoài đầu tƣ, liên doanh, liên kết.
- Vấn đề thị trƣờng: Nhỡn chung nhiều doanh nghiệp phỏt triển chậm, hoặc sa sỳt do chƣa nắm chắc và chƣa làm chủ đƣợc thị trƣờng tiêu thụ, kể cả một số doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng quan trọng có năng lực sản xuất lớn. Tổng mức lƣu chuyển ngoại thƣơng chỉ chiếm 3,5% mức luân chuyển ngoại thƣơng cả nƣớc, chiếm 2,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Đây là tỉ lệ quá thấp so với vị thế của thành phố, đặt ra cho cả nền
kinh tế phải vƣơn lên trong thời gian tới. Xét riêng về công nghiệp, tuy tỷ trọng kim ngạch hàng công nghiệp xuất khẩu chiếm 70 80% trong kim ngạch xuất khẩu của thành phố nhƣng phổ biến là dƣới hình thức gia công xuất khẩu nên hiệu quả kinh tế còn thấp và mới tập trung ở một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhƣ giày dép, thủy sản, dệt may… Thị trƣờng nội địa gần nhƣ bỏ ngỏ. Công nghiệp chế biến nông thủy sản còn nhỏ bé. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp công nghiệp chƣa làm chủ đƣợc thị trƣờng xuất khẩu. Tính tự chủ, độ bền vững trong phát triển còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp. Các mặt hàng công nghiệp chế biến khác chƣa nhiều.
- Trình độ khoa học công nghệ: Tốc độ đổi mới thiết bị, công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ tuy có đổi mới song các thành phần kinh tế trong nƣớc đổi mới chậm nên chƣa tạo ra đƣợc đầy đủ các điều kiện và nhân tố bảo đảm cho duy trì tốc độ phát triển nhanh, mạnh, bền vững. Chất lƣợng sản phẩm đa số ở trình độ trung bình. Nếu không sớm đƣợc tiếp tục đầu tƣ, nâng cao khả năng cạnh tranh thì rất có khả năng bị thua thiệt khi hội nhập kinh tế với các nƣớc trong khu vực.
- Chất lƣợng nguồn nhân lực: Trình độ lao động của ngành đã có bƣớc nâng cao để đáp ứng đòi hỏi của phát triển sản xuất trong cơ chế mới nhƣng vẫn thể hiện sự thiếu hụt, chắp vá trong đào tạo và nguồn cung ứng. Thực sự thành phố lúc này đang thiếu một đội ngũ sản xuất kinh doanh giỏi về kinh tế thị trƣờng.
- Khu vực DNNN có hiệu quả sản xuất – kinh doanh chƣa thật cao, vai trũ chủ đạo có phần hạn chế, quá trỡnh đổi mới sắp xếp cũn chậm. Quá trình sắp xếp đổi mới DNNN thực hiện chƣa đảm bảo tiến độ đề ra.
Những vấn đề nổi cộm gây khó khăn cho sự phát triển công nghiệp Hải Phòng trên đây có những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Về khách quan, trong điều kiện vốn của Nhà nƣớc còn hạn hẹp, nhân dân còn nghèo, nƣớc ta mới bƣớc vào cơ chế thị trƣờng đƣợc ít năm, trong khi đó hàng ngoại nhập tràn ngập trên thị trƣờng, việc xuất hiện tâm lý e