7. Bố cục của luận văn
3.3.2.2. Nguồn vốn
Để tiếp tục phát triển nhƣ dự kiến, công nghiệp Hải Phòng cần lƣợng vốn đầu tƣ rất lớn, khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng. Cơ cấu huy động vốn: 70% trong nƣớc, 30% huy động vốn nƣớc ngoài, nghĩa là khoảng trên 20.000 tỷ đồng vốn trong nƣớc và khoảng trên 10.000 tỷ đồng vốn nƣớc ngoài. Vốn đầu tƣ lớn tập trung cho các công trình mang tính đột phá vào các ngành sản xuất tƣ liệu sản xuất nhƣ sản xuất thép, sản xuất hoá chất, sản xuất tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, kể cả việc đầu tƣ cho các nhà máy lớn chế biến nông thủy sản xuất khẩu. Để huy động, Hải Phòng cần có những giải pháp cụ thể nhƣ sau:
- Đối với nguồn vốn trong nước:
Thứ nhất, khuyến khích, kêu gọi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Tổng Công ty, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nƣớc vào Hải Phòng. Đồng
thời, việc huy động vốn từ các nguồn trong dân lập ra những doanh nghiệp nhỏ cũng hết sức quan trọng.
Muốn thực hiện tốt điều này, Ban lãnh đạo thành phố, ngành công nghiệp và các ngành hữu quan của thành phố cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thiết lập các mối quan hệ, phối kết hợp tốt giữa địa phƣơng với các Bộ, các Tổng Công ty ngay từ khâu xây dựng quy hoạch phát triển, khâu triển khai các dự án cụ thể, thống nhất quy hoạch phát triển ngành từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, khai thác hết tiềm năng của ngành và lãnh thổ; giải quyết có hiệu quả những vƣớng mắc cụ thể của các doanh nghiệp thuộc các Tổng Công ty trong quá trình hoạt động, triệt để khai thác các ƣu đãi cho doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp và nhất là những chính sách ƣu đãi cụ thể của địa phƣơng. Với các ngành đƣợc xác định là trọng điểm, mũi nhọn trong quy hoạch phát triển, thành phố cần dành quỹ đất phù hợp với quy hoạch phát triển của các Tổng Công ty, phù hợp với quy hoạch phát triển không gian thành phố.
Thứ hai, phải tìm cách huy động vốn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dƣới các hình thức: Khuyến khích, tƣ vấn cho các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nhau, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế ở tỉnh ngoài, thậm chí liên doanh liên kết với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nƣớc ngoài; tạo thuận lợi cho nhân dân tổ chức sản xuất theo Luật Doanh nghiệp; quan tâm thực sự và thƣờng xuyên giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhƣ: cho vay vốn, cho thuê mặt bằng, nhà xƣởng, điện, nƣớc... tạo thuận lợi cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đầu tƣ về Hải Phòng.
Thứ ba, thành phố cần xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp nói chung và cơ chế khuyến khích riêng dành cho việc đầu
tƣ vào khu vực nông thôn Hải Phòng, đặc biệt là cơ chế ƣu đãi về kinh tế. Ví dụ: xây dựng quỹ khuyến công ở các huyện giao thông trở ngại, bù phí vận chuyển phà đò cho các doanh nghiệp xây dựng nhà xƣởng tại địa phƣơng hoặc trợ cấp xây dựng cơ sở điện, nƣớc...
- Đối với nguồn vốn FDI :
Mặc dù trong thời gian qua nguồn FDI vào ngành công nghiệp Hải Phòng giảm sút song nguồn lực này còn rất lớn. Vấn đề ở đây là bên cạnh việc nâng cao, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả một số việc nhƣ bám sát quy hoạch phát triển của các Bộ, ngành, qua đó một mặt phát triển nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc, mặt khác có điều kiện đầy đủ và bảo đảm để tiếp cận và huy động các đối tác nƣớc ngoài đầu tƣ vào Hải Phòng; tiến hành một bƣớc quyết định trong khâu cải cách thủ tục hành chính trong việc xét, cấp giấy phép, giải phóng mặt bằng... chống mọi phiền hà đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài và tham khảo các ƣu đãi của các tỉnh, thành phố khác để xây dựng, điều chỉnh cơ chế ƣu đãi của địa phƣơng.
Ngoài ra, thành phố cần có kế hoạch hƣớng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu tƣ đúng hƣớng, đúng mục đích, lựa chọn thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến để sản phẩm sản xuất ra không sớm bị lạc hậu, có sức cạnh tranh. Đặc biệt quan tâm hƣớng dẫn chỉ đạo và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào khu vực công nghiệp xuất khẩu và khu vực công nghiệp nông thôn.
3.3.2.3. Nguồn nhân lực
Thành phố cần nhanh chóng tăng cƣờng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của phát triển, trong đó quan trọng nhất là nguồn đào tạo chính quy. Cần có các chính sách khuyến khích thu hút các kỹ sƣ giỏi, cán bộ khoa học và quản lý giỏi ở các doanh nghiệp công nghiệp. Hiện nay "chính sách
khuyến khích" nói trên đã đƣợc một số doanh nghiệp áp dụng, nhƣng thiếu tổ chức và thực tế là đã xảy ra tình trạng tranh cƣớp, di chuyển nội bộ. Cần sớm xây dựng cơ chế, chính sách riêng của địa phƣơng về vấn đề này. Về lâu dài, thành phố cũng cần có cơ chế “ƣơm giống” nhân tài ngay từ khi phát hiện ra, có cơ chế hỗ trợ vật chất cho cơ quan hoặc doanh nghiệp thực hiện việc nuôi dƣỡng nhân tài. Mỗi doanh nghiệp công nghiệp cần có kế hoạch đào tạo lại lao động kỹ thuật và cán bộ quản lý, kể cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn, để chủ động nguồn cán bộ của mình. Hệ thống đào tạo do Nhà nƣớc quản lý tập trung đào tạo cơ bản theo hệ tiêu chuẩn, đào tạo ngắn hạn và không tập trung, thành phố nên khuyến khích mở rộng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp và ngƣời lao động. Bên cạnh đó phải tiếp tục đào tạo hệ thống cán bộ quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. (Cohaship đã đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân kỹ thuật dƣới nhiều hình thức: kết hợp nhập thiết bị, công nghệ với đƣa công nhân đi học hỏi, tranh thủ các nguồn tài trợ, các dự án của các tổ chức quốc tế, các Công ty nƣớc ngoài, mời chuyên gia sang đào tạo để nhanh chóng nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân...).
Các giải pháp của thành phố trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp nói tóm lại có thể là:
- Tạo lập quỹ hỗ trợ nghề nghiệp với nguồn kinh phí ban đầu do Nhà nƣớc và doanh nghiệp đóng góp. Sau này, quỹ sẽ đƣợc đóng góp và sử dụng bởi ngƣời học nghề.
- Nâng cao nội dung về mặt thực tiễn trong các chƣơng trình giáo dục, đào tạo, xúc tiến và đƣa ra các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo tại chỗ.
- Có các ràng buộc cụ thể về đào tạo đối với đầu tƣ nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ (nhƣ quy định tỷ lệ kinh phí đầu tƣ dành cho đào tạo trong các quy định về chuyển giao công nghệ hay luật đầu tƣ nƣớc ngoài…).
- Quan tâm tăng cƣờng các nguồn lực dành cho đào tạo nghiệp vụ, đào tạo lao động có kỹ năng và cán bộ quản lý có đủ năng lực để định hƣớng chiến lƣợc phát triển cho ngành công nghiệp.
- Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý, marketing trong các ngành công nghiệp để phát triển khả năng mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế của mỗi ngành.
- Có chính sách lƣơng, thƣởng, các chế độ phúc lợi đúng đắn và bình đẳng giữa ngƣời lao động ở các ngành công nghiệp, giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài quốc doanh.