Bối cảnh trong nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp ở Hải Phòng thực trạng và giải pháp (Trang 76)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc

Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn thể hiện hai đặc trƣng cơ bản là “chuyển đổi” và “đang phát triển”. Tuy nhiên, quá trình này đã có những sự thay đổi mạnh mẽ, tạo ra bối cảnh mới cho sự phát triển. Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự biến đổi đáng kế về lƣợng và chất. Sự biến đổi về lƣợng có thể thấy rõ qua các chỉ tiêu kinh tế đạt đƣợc trong thời gian qua nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm trên 7%, tỷ lệ lạm phát thấp ở mức một con số, mức thâm hụt ngân sách thấp và tỷ lệ tích luỹ, đầu tƣ tăng hai lần, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trung bình 20%/năm... Bên cạnh những sự thay đổi về lƣợng, nền kinh tế cũng có những biến đổi về chất: thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đang đƣợc thay bằng thể chế của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; tính chất tự cấp tự túc và khép kín trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội đã đƣợc thay thế bằng xu hƣớng mở cửa và chủ động hội nhập quốc tế, kết hợp nội lực và ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp; cơ cấu kinh tế thay đổi theo hƣớng chú trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ...

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Nền kinh tế vẫn đang nằm ở giữa giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng. Việt Nam vẫn là một trong những nƣớc có thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp trên thế giới, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Các thể chế quan trọng nhƣ hệ thống pháp lý, ngân hàng, các thị trƣờng vốn, lao động... còn phát triển chƣa đầy đủ; môi trƣờng kinh doanh và cạnh tranh kém hấp dẫn; không đủ năng lực cạnh tranh quốc tế, chất lƣợng đầu tƣ thấp…

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp ở Hải Phòng thực trạng và giải pháp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)