Đảm bảo về môi trường để phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 101)

2020

3.2.5. Đảm bảo về môi trường để phát triển bền vững

Trước hết, Nhà nước cần khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp, đặc biệt là các chế tài để nâng cao rõ rệt ý thức và trách nhiệm của người sản xuất trong việc bảo vệ môi trường, đẩy mạnh giáo dục truyền thông, đặc biệt tuyên truyền sâu rộng trong các làng nghề các mô hình, các giải pháp, các công nghệ mới và các kinh nghiệm tốt, điển hình tiên tiến về xử lý ô nhiễm không khí, nước và môi trường đất; giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc này, đó là bảo vệ chính cuộc sống của họ. Đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật để ít ảnh hưởng tới môi trường nhất và phải xử lý kịp thời vấn đề ô nhiễm trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Lồng ghép các vấn đề môi trường trong xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề. Cụ thể là:

Đối với chất thải rắn: Các xã cần quy hoạch các điểm sản xuất tập trung, giảm tối thiểu việc sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các khu dân cư; quy hoạch toàn bộ các xã trong huyện, mỗi xã có điểm tập trung rác thải tạm thời trước khi chuyển đến nơi xử lý; xây dựng và thực hiện các dự án xử lý và giảm thiểu chất thải ở các làng nghề Hữu Bằng, Thạch Xá, Chàng Sơn, Phùng Xá,…

Đối với nước thải của các làng nghề: Một đặc điểm nổi bật về môi trường các làng nghề đó là sử dụng hệ thống ao làng là nơi chứa nước tạm trước khi thoát ra ngoài hệ thống kênh mương của đồng ruộng; nhưng hiện nay do mật độ dân số của các làng nghề cao, hệ thống ao làng đang có xu hướng bị thu hẹp do lấn chiếm và bị nông hoá theo thời gian. Vì vậy, trong thời gian tới cần quan tâm đến việc đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước của các làng nghề.

97

Giáo dục nâng cao nhận thức môi trường cho mọi đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)