Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 27)

Vấn đề phát triển nghề và làng nghề đã được đề cập trong Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành (Khóa VII): “Phát triển các ngành nghề và

làng nghề truyền thống và các nghề mới bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống của nhân dân” [8, tr.110].

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1350 làng nghề. Rất nhiều trong số này đã có hàng trăm năm tuổi như làng nghề nổi tiếng Bát Tràng. Làng đúc đồng Đại

23

Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển; nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình), hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường năm 2008, làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng, chiếm khoảng 60%, miền Trung, chiếm khoảng 30% và miền Nam khoảng 10%. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm của làng nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Dưới đây chúng tôi xin đề cập và phân tích những vai trò nổi bật của làng nghề về phương diện phát triển kinh tế

1.2.1.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông thôn lên một bước về chất làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lượng, cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn bằng các nguồn lực từ các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp trong nông thôn và từ các nơi khác. Với mục tiêu như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp và các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã đóng góp vai trò tích cực vào việc tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, và dịch vụ. Chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang lao động ở ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần túy, mà bên cạnh đó là các nghề thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cùng tồn tại và phát triển. Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập về giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do đó, từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, các nhà doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh. Khi đó khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp, khu vực sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp tăng lên; sự phát triển này đã khẳng định một hướng đi đúng tạo cơ sở kinh tế cho nhiều vùng thuần nông mà trước đây chỉ chuyên sản xuất lúa và

24

chăn nuôi có hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế của vùng đó. Sự phát triển của làng nghề đã và đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ còn lại khoảng 20% - 40%. Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm

Thống kê của Sở Công thương Hà Nội cho thấy nếu như năm 2006 Hà Nội có 1180 làng nghề và làng có nghề với 162.151 hộ gia đình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, năm 2010 có 1350 làng nghề và làng có nghề tăng 170 làng với 168.676 hộ gia đình, tăng 6.525 hộ [21, tr.108].

Quy mô làng nghề ngày càng phát triển, số hộ tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng, số hộ thuần nông giảm dần. Xét ở góc độ phân công lao động nghề thì hầu hết các làng nghề có tác dụng tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng tới chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Sự phát triển của làng nghề có tác động rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển rộng khắp của các làng nghề đã thu hút được nhiều lao động nông nhàn. Làng nghề là điểm thực hiện tốt việc phân công lao động tại chỗ, bố trí lực lượng lao động hợp lý theo hướng “ly nông bất ly hương” là rất hợp lý.

1.2.1.2. Phát triển làng nghề là động lực trực tiếp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn

Theo ước tính, các làng nghề Việt Nam đang sử dụng trên dưới 1,5 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và từ 4 - 5 triệu lao động thời vụ. Rõ ràng làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trực tiếp giải quyết việc làm ở nông thôn. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Làng nghề thực sự đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động

25

trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Thành phố Hà Nội năm 2010 với tổng số lao động trong các làng nghề là 625.854 lao động tăng 246.269 người so với năm 2006 [21, tr.109] Số lượng làng nghề, làng có nghề ngày càng tăng đã thu hút được nhiều lao động tham gia trong đó có hàng nghìn lao động ở địa phương khác đến làm việc ở các làng nghề như làng nghề gốm xứ Bát Tràng huyện Gia Lâm, làng nghề đan cỏ tế Phú Túc, Phú Xuyên, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai, Hoài Đức… đã góp phần tăng giá trị kinh tế cho làng. Sự phát triển của các làng nghề đã kéo theo sự hình thành và phát triển của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới và thu hút nhiều lao động. Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa các làng nghề khác, vùng khác. Nó là bộ phận hợp thành của công nghiệp nông thôn, được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động nông thôn. Ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì ở nơi đó có thu nhập cao và mức sống cao hơn so với các vùng thuần nông. Nếu như thu nhập bình quân của một lao động trong hộ chuyên ngành nghề nông nghiệp khoảng 7 triệu đồng/năm, thì thu nhập bình quân từ các làng nghề khoảng 11,84 triệu/người/năm. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của lao động trong từng làng nghề, làng có nghề, ở các quận huyện thành phố không không đồng đều, trong nội thành Hà Nội các huyện như: Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm, đạt từ 21-43 triệu/người/năm. Các huyện như Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ,… thu nhập trung bình từ 10-20 triệu/người/năm. Các huyện như Thạch Thất, Chương Mỹ, Ba Vì,… đạt từ 6,5-9 triệu/người/năm. Vì vậy thu nhập từ các làng nghề không những đã tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và của địa phương mà các làng nghề còn góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, tạo ra diện mạo đô thị hóa mới cho nông thôn.

1.2.1.3. Tận dụng được thời gian và lực lượng lao động, hạn chế được sự di dân tự do

Do đặc điểm sản xuất của các làng nghề là sử dụng lao động thủ công là phần nhiều, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở người lao động nên bản thân

26

nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều loại lao động, từ lao động thời vụ lúc nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động. Trẻ em tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề, hay giúp việc. Cùng với việc tận dụng được thời gian và lực lượng lao động, sự phát triển của làng nghề có vai trò tích cực trong việc hạn chế sự di dân tự do ở nông thôn. Hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị thực chất đa phần gắn liền với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn. Đây là một quá trình hình thành một cách tự phát, và tự điều tiết bởi sự tác động quy luật cung - cầu lao động. Di dân từ nông thôn ra thành thị không những giảm sức ép việc làm ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động đơn giản ở thành phố, mà trong trừng mực nào đó nó làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho người dân nông thôn. Nhưng sự di dân tự do lại làm nảy sinh nhiều vẫn đề xã hội, gây áp lực đối với các điều kiện và dịch vụ cơ sở hạ tầng xã hội ở thành phố. Bởi vậy, việc làng nghề phát triển tạo ra nhiều việc làm cho người dân lúc nông nhàn là một trong những vai trò tích cực trong vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị, chính điều này đã giúp cho thành thị giảm sức ép về việc làm và mật độ dân cư ở thành phố lớn.

1.2.1.4. Tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Những năm qua, các làng nghề Việt Nam có tốc độ phát triển khá mạnh. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, năm 2010 đạt xấp xỉ 1,5 tỉ USD. Các mặt hàng được bán trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Các làng nghề giờ đây đang chuyển mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Những thay đổi này vừa mang lại những thuận lợi vừa tạo ra thách thức đối với các làng nghề trong quá trình phát triển. Mở cửa, hội nhập, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với khách nước ngoài. Đó là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của nước ta trong nhiều năm qua, mà phần nhiều có xuất xứ từ các làng nghề truyền thống trong cả nước, như thủ công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ... Theo thống kê, hiện hàng hóa của các làng nghề nước ta đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 27)