2.1.2.1. Vị trí địa lý Địa hình:
Huyện Thạch Thất thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội), phía bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây, phía đông nam giáp huyện Quốc Oai, phía nam giáp huyện Quốc Oai và huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội hơn 30km về hướng Tây Nam. Địa hình huyện Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp của vùng núi tỉnh Hòa Bình xuống đồng bằng Sông Hồng. Hình dáng địa hình có xu thể dốc từ Tây bắc xuống Đông nam và nghiêng từ phía Tây xuống phía Đông Nam và nghiêng từ phía Tây sang phía Đông; con sông Tích Giang chảy qua huyện hình thành 2 vùng rõ rệt: 11 xã thuộc vùng nông giang, 12 xã thuộc vùng đồi gò ( sau khi đã xát nhập thêm 3
46
xã thuộc huyện Lương Sơn - Hòa Bình năm 2008 đó là xã Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung).
- Vùng đồi gò bán sơn địa: Nằm ở hữu ngạn sông Tích Giang thuộc khu vực phía Tây của huyện, diện tích 72,56km2, chiếm 60.7% diện tích toàn huyện. Địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những vùng đất thoải, sen kẽ những dộc trũng, độ cao tuyệt đối nơi cao nhất từ 16m-17m, nơi thấp nhất 4m - 5m trung bình từ 9m - 10m. Đất đai chủ yếu nằm trên đất phong hóa sen lẫn lớp sỏi ong sâu ở tầng sâu từ 50 - 60 cm. Tầng đất canh tác thấp, đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang, vởi kiểu dáng địa hình và chất đất rất thuận lợi cho việc trồng các cây như chè, lạc, ngô, sắn,… và các loại cây ăn quả giá trị cao.
- Vùng đồng bằng: Nằm ở phía tả ngạn sông Tích thuộc khu vực phía đông của huyện, nói chung địa hình tương đối bằng phẳng song ở phía Đông Nam khu vực có nhiều vùng trũng. Địa chất trong vùng tương đối đồng nhất chủ yếu trên nền đất phù sa, riêng vùng ven sông Tích nền địa chất phù sa cổ, tầng đất canh tác có độ dày từ 0,4m đến 0,6m là lớp đất phù sa màu mỡ nhất.
Khí hậu:
Huyện Thạch Thất thuộc vùng khí hậu miền Bắc Việt Nam, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt mùa nóng ẩm và mùa khô hanh. Song cũng chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Hòa Bình và vùng núi cao Ba Vì. Nhiệt độ trung bình năm là 23,8oC, nhiệt độ cao nhất là 38,2oC, nhiệt độ thấp nhất là 8,3oC. Lượng mưa trung bình 1753mm/năm, độ ẩm không khí trung bình từ 80% đến 85%.
47
Tài nguyên đất:
Với tổng diện tích tự nhiên là 13.183,67 ha, trong đó đã đưa vào sử dụng 12.375,45 ha chiếm 93,86% quỹ đất chưa sử dụng 805.22 ha, bằng 6.14%. Thống kê phân loại đất, thổ nhưỡng Thạch Thất bao gồm các loại đất sau: Vùng đồng bằng: có loại đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi, núi: có loại đất nâu, vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng trên đá phiến sét. Đất phù sa cổ không được bồi hàng năm có diện tích lớn, phân bổ rộng. Tại các vùng có địa hình trũng, ngập nước lâu ngày, mức nước ngầm nông có đất gley. Đất nâu vàng trên phù sa cổ và đỏ vàng trên đất phiến sét phân bố chủ yếu ở vùng đồi gò. Nhìn chung, đất huyện Thạch Thất có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, trồng cây gây rừng.
Tài nguyên khoáng sản:
Huyện Thạch thất là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, huyện Thạch Thất có một số khoáng sản chính sau: Sét gạch ngói ở xã Đại Đồng, đá ong ở Bình Yên. Đá ong là vật liệu xây dựng nên việc khai thác đá đã có lịch sử từ lâu đời, đến nay vẫn khai thác theo phương pháp thủ công, hiệu quả kinh tế thấp, trữ lượng đã giảm nhiều.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Khu vực hành chính:
Huyện Thạch Thất có tổng diện tích là 202,5 km², với số dân là 179.060 người (số liệu 2010). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%; mật độ dân số bình quân là 884 người/km2, trong đó vùng đồng bằng mật độ 1.242 người/km2, vùng bán sơn địa là 635 người/km2. Hiện nay, toàn huyện có 1 thị trấn, 23 xã và 189 thôn, cụm dân cư.
Lao động:
Tổng số lao động là 106.204 người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Lao động có trình độ văn hóa hết THCS: 54,4%, hết PTTH: 37,9%, hết bậc tiểu học; 5.3%, số người được học cao đẳng, đại học là 2,4%.
48
Trong những năm gần đây Đảng ủy và nhân dân huyện Thạch Thất luôn cố gắng phấn đấu để xây dựng nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng bền vững
Biểu đồ 2.1. Sự biến động cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất qua các năm
0 20 40 60 80 100 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm % Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, TTCN, XDCB Dịch vụ, thương mại
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất từ năm 2000 đến năm 2010.
Nhìn biều đồ trên có thể thấy rằng tỉ lệ ngành nông nghiệp ngày càng giảm dần, thay vào đó tỉ lệ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng dần. So với năm 2000 năm 2010 tỉ lệ ngành CN-TTCN, XDCB đã tăng từ 24,4% lên tới 66,1%. Con số này cho thấy cơ cấu ngành kinh tế của huyện Thạch Thất đã và đang chuyển dần về chất, từ kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sau 10 năm các ngành kinh tế của địa phương đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 47,1% xuống còn 15,7%, nghành thương mại, du lịch tăng từ 8,5% đến 18,2%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn biến theo xu hướng tích cực, nếu như năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14.5% thì đến năm 2003 tăng lên 25%, năm 2006 là 16.2%, năm 2007 tăng lên 20%, theo thống kê năm 2010 tốc độ tăng trưởng lên 22%, dự kiến năm 2011 tốc độ tăng trưởng 23% và tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) ước đạt 2.657.840 triệu đồng.
49
Hệ thống mạng lưới điện cũng được nâng cấp và cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong huyện. Hiện nay, mạng lưới điện của huyện Thạch Thất được phát triển với 2 cấp điện áp 35KV và 10KV, nhưng chủ yếu là cấp điện 10KV. Năm 2010 đã cung ứng điện thương phẩm 119.87 triệu KWh, đạt 114.82% kế hoạch, tăng 25.38% so với năm 2009.
Huyện Thạch Thất là một trong những huyện có mạng lưới thông tin liên lạc phát triển nhanh, rõ nhất là về dịch vụ bưu chính viễn thông. Năm 2010 toàn huyện đã có 12000 thuê bao cố định, mật độ là 4,9 máy/100 người dân, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 là 15000 thuê bao; đến cuối năm 2010 hầu hết các xã đều có bưu điện và nhà văn hóa tới từng thôn xóm.
Về phát triển xã hội, đến nay có trên 80% các xã được sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường ngày càng được chú trọng, đặc biệt ở những khu vực phát triển làng nghề và các khu vực dân cư đông đúc. Tính đến năm 2011 toàn huyện có 43.220 học sinh đi học, trong đó tỷ lệ học đi học đúng tuổi là 96,1% tiểu học, 92% trung học cơ sở và 77% trung học phổ thông. 100% số xã đã phổ cập trung học cơ sở và đã có 5 trường học đạt trường chuẩn quốc gia.
Về y tế: toàn huyện có 23/23 xã có trạm y tế. Cán bộ y tế tăng trưởng về số lượng và chất lượng, 100% trạm y tế có bác sỹ, 135/169 thôn có cán bộ y tế thôn.
Ngoài ra, mảng văn hóa thông tin của huyện đã có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các di tích chùa như Chùa Tây Phương là công trình được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia, tượng đài Núi Nứa - Cần Kiệm, nhà lưu niệm Bác Hồ ở Cần Kiệm, nghệ thuật chèo ở Canh Nậu, múa rối nước ở Thạch Xá, Bình Phú, Chàng Sơn.
50
2.1.2.3. Lợi thế từ các yếu tố truyền thống
Làng nghề với các bí quyết nghề nghiệp riêng mang những sản phẩm độc đáo của văn hoá Việt. Làng nghề là nơi hiện lưu giữ kho tàng di sản văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, nơi biểu hiện cụ thể, sinh động bản sắc văn hóa dân tộc. Sản phẩm làng nghề của huyện Thạch Thất cũng mang trong mình những đặc tính như vậy. Các sản phẩm như: Sập gụ, tủ chè, gường, các sản phẩm từ mây, tre, giang đan: bàn nghế, đồ lưu niệm,...Sản phẩm chính của làng nghề thường là sản phẩm thủ công được tạo ra từ bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và con mắt thẩm mỹ của các nghệ nhân, vì vậy mỗi sản phẩm chính là một tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ nhân mang vào trong tác phẩm của mình cái hồn của núi sông, của quê hương, của con người,… chứa đựng trong đó chính là một phần cuộc sống thật gần gũi, thật thân quen. Kinh nghiệm kết hợp với sự khéo léo sáng tạo của người nghệ nhân đã tạo nên những tác phẩm hết sức tinh xảo mang trong đó những nét đặc sắc riêng biệt của làng nghề, vừa hiện đại, vừa truyền thống, từ đó tạo nên một sức hút kỳ lạ.
Bên cạnh đó sảm phẩm làng nghề của huyện còn mang lợi thế về thương hiệu, do những sản phẩm làng nghề có tiếng từ xưa, được nhiều người biết đến đây được đánh giá là một lợi thế bởi đã phần nào xây dựng được niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm làng nghề huyện Thạch Thất. Trong kinh doanh có được yếu tố này quyết định tới 50% thành công sản phẩm.
2.1.2.4. Những sản phẩm mang tính độc đáo
Mỗi một sản phẩm của làng nghề đều mang những nét đặc trưng riêng có, tuy cùng làm từ nguyên liệu giống nhau nhưng mỗi một vùng miền, mỗi một địa phương làm ra lại mang những nét đặc trưng riêng. Sản phẩm từ làng nghề huyện Thạch Thất cũng mang đặc trưng riêng như thế.
Sản phẩm của các làng nghề huyện Thạch Thất bao gồm: Sản phẩm từ đồ gỗ mỹ nghệ, ngành sản xuất cơ kim khí, ngành đan lát mây tren giang đan, bánh kẹo chè lam.
51