Thực trạng sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 56)

2.2.1.1. Số lượng làng nghề

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, toàn bộ thành phố Hà Nội mở rộng năm 2010 có 1350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 55,3% số làng của thành phố trong đó có 272 làng nghề theo tiêu chí làng nghề, 116 nghệ nhân được UBND thành phố công nhận và phong tặng với 198 làng nghề truyền thống. Tiếp nối truyền thống được mệnh danh là“mảnh đất trăm nghề”, huyện Thạch Thất có nhiều ngành nghề, theo số liệu thống kê những năm 1960 có tới gần 20 nghề khác nhau, sản phẩm phong phú, đa dạng, chủ yếu là đồ dân dụng. Nhiều nghề có truyền thống từ xa xưa, một số nghề nổi tiếng trong và ngoài nước… Một thời gian dài từ năm 1945 đến 1990 nhiều ngành nghề không phù hợp đã bị mai một, nhiều nghề mới được đưa vào huyện nhưng phát triển rất mạnh những năm gần đây như sản xuất thép, cơ khí sửa chữa, mạ, sản xuất đồ mộc cao cấp, sa lông, tủ tường,… Các ngành nghề được phân bổ hầu hết ở các xã trong huyện nhưng chủ yếu tập trung sản xuất lớn ở một số xã như: Hữu Bằng, Chàng Sơn, Phùng Xá, Bình Phú, Thạch Xá, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải. Quá trình phát triển lâu dài trong huyện hình thành nên một số làng nghề, mỗi làng nghề có những truyền thống lịch sử ngành nghề khác nhau tạo ra sự phong phú của các sản phẩm, làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của làng xã.

- Đối với ngành chế biến lâm sản, sản xuất đồ mộc, có các làng chuyên sản xuất đồ gỗ như ở Hữu Bằng, Thạch Xá, Chàng Sơn, Hương Ngải, Canh Nậu,… với khối lượng gỗ xẻ hàng năm là 2.000m3, hay như việc sản xuất mây tre giang đan, khảm trai, trạm khắc gỗ ở Chàng Sơn, Bình Phú,…

- Đối với ngành sản xuất cơ kim khí: Các sản phẩm như hàng tiêu dùng bằng sắt, gia công cơ khí, gò hàn các mặt hàng tiêu dùng bằng sắt, gia công cơ khí, gò hàn các mặt hàng phục vụ cho xây dựng điển hình là làng nghề Phùng Xá quê hương của Trạng Bùng “Phùng Khắc Khoan”.

- Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng: có xí nghiệp sản xuất gạch Cẩm Thanh, công ty sản xuất vật liệu Đồng Trúc, khu sản xuất đá ong thuộc

52

vùng đồi gò ở các xã Bình Yên, Lại Thượng, Tân Xã, Đồng Trúc, Cẩm Yên,…

- Đối với ngành chế biến lương thực thực phẩm: có nghề xay sát gạo, chế biến tinh bột, sản xuất bia nước giải khát, sản xuất đậu phụ và chế biến nước đậu nành,…

- Đối với ngành nghề dệt may: nghề dệt vải, sản xuất màn xô và khăn mặt xuất khẩu ở xã Hữu Bằng.

Tuy nhiên, trước sự chuyển đổi xu hướng phát triển kinh tế của đất nước nói chung cũng như huyện Thạch Thất nói riêng, các làng nghề của huyện có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải không ít những thách thức. Theo bà Nguyễn Thị Mùi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây (cũ): “Nghề nào cũng

mang bản sắc, mang nét tinh túy riêng. Nhưng chỉ những nghề có khả năng đem lại cuộc sống ấm no thì mới tồn tại, mới thu hút được đông đảo bà con tham gia sản xuất và có như vậy làng nghề mới tồn tại và phát triển được”.

Trải qua thời gian, một số làng nghề của huyện Thạch Thất do không bắt kịp được với sự phát triển và nhu cầu đa dạng của thị trường đã bị mai một và dần biến mất như làng nghề may dệt ở Hữu Bằng, làng nghề chế biến tinh bột ở Hòa Lạc, Hạ Bằng, cơ sở sản xuất bia nước giải khát Liên Quan. Nhưng thay vào đó những làng nghề có khả năng trụ vững trước những biến đổi ấy lại phát triển với quy mô ngày càng mở rộng. Tính đến nay, theo như tiêu chí công nhận làng nghề của UBND thành phố Hà Nội thì huyện Thạch Thất có 50 làng có nghề, trong đó có 9 làng đủ tiêu chuẩn được công nhận là làng nghề truyền thống cụ thể:

(1) Làng nghề Chè lam thôn Thạch Xá - xã Thạch Xá (2) Làng nghề mộc, điêu khắc Chàng Sơn - xã Chàng Sơn (3) Làng nghề cơ kim khí xã Phùng Xá.

(4) Làng nghề mây tre giang đan thôn Bình Xá - xã Bình Phú (5) Làng nghề mây tre giang đan thôn Thái Hòa - xã Bình Phú (6) Làng nghề mộc, xây dựng xã Dị Nậu

(7) Làng nghề mộc - mây xã Hữu Bằng (8) Làng nghề mộc xã Canh Nậu.

53

(9) Làng nghề mây tre giang đan thôn Phú Hòa - xã Bình Phú

Hiện nay, huyện cũng đang xúc tiến để thành phố Hà Nội công nhận thêm 5 làng nghề nữa: Làng nghề xay sát gạo Đại Đồng, Làng nghề xay sát gạo Liên Quan, Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng Đồng Trúc, Làng nghề sản xuất gạch hoa xi măng Hương Ngải, Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm Tân Xã. Ngoài ra, huyện đang tiến hành khôi phục lại một số làng nghề đã bị mai một như làng nghề chế biến tinh bột Hạ Bằng, Đồng Trúc, làng nghề sản xuất bia nước giải khát Liên Quan, nghề dệt may xã Hữu Bằng, nghề điêu khắc đá ong…và xây dựng thêm làng nghề mới [34, tr.110].

2.2.1.2. Quy mô và hình thức tổ chức

Theo thống kê của huyện Thạch Thất, năm 2005 toàn huyện đã triển khai được 1 cụm điểm công nghiệp, 8 điểm công nghiệp và 6 dự án nhỏ lẻ với tổng diện tích là 78,54 ha. Sau 5 năm, tính đến năm 2010, 2 cụm điểm công nghiệp. 9 điểm công nghiệp với 273,36 ha trong đó 46,1% diện tích đã được đầu tư xây dựng và sản xuất ổn định. Nếu như năm 2005 toàn huyện có 279 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, thì đến nay con số đó đã tăng lên đến 526 và 20.000 hộ sản xuất, dịch vụ trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Theo thống kê của Phòng Công nghiệp huyện Thạch thất năm 2010 thì hiện nay số vốn và quy mô sản xuất của các làng nghề ngày càng một tăng lên, cụ thể:

54

Bảng 2.1. Thống kê số vốn của các làng nghề đƣợc công nhận của huyện Thạch Thất STT Tên làng nghề Số vốn (tỷ đồng) Năm 2001 Năm 2010 1 Làng nghề Chè lam thôn Thạch Xá - xã Thạch Xá 7 32 2 Làng nghề mộc, điêu khắc Chàng Sơn - xã Chàng Sơn 24 56 3 Làng nghề cơ kim khí xã Phùng Xá 38 105 4

Làng nghề mây tre giang đan thôn Bình Xá - xã

Bình Phú 1.2 6,7

5

Làng nghề mây tre giang đan thôn Thái Hòa - xã

Bình Phú 1.3 7,6

6

Làng nghề mây tre giang đan thôn Phú Hòa - xã

Bình Phú 1.1 8,5

7 Làng nghề mộc xây dựng xã Dị Nậu 12 40

8 Làng nghề mộc mây xã Hữu Bằng 35 101

9 Làng nghề mộc xã Canh Nậu 22 60

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2001, năm 2010 của huyện Thạch Thất

Về hình thức tổ chức sản xuất: Trong các làng nghề hiện có của huyện Thạch Thất hầu hết các đơn vị sản xuất được tổ chức với hình thức kinh tế hộ gia đình; ngoài ra, tính đến năm 2010 toàn huyện có 526 doanh nghiệp và hợp tác xã quy mô nhỏ và 20.000 hộ sản xuất, dịch vụ trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

2.2.1.3. Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh (loại sản phẩm)

Từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, các làng nghề đã nhanh chóng bắt nhịp với xu thế phát triển, đầu tư thêm máy móc, đổi mới thiết bị nhằm nâng cao năng suất và tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO năm 2006, sự cạnh tranh với các sản phẩm

55

trong và ngoài nước ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh đó, để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, các làng nghề huyện Thạch Thất luôn luôn cải tiến và áp dụng những kỹ thuật tiến bộ hơn nhằm mục đích cuối cùng đó là nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và lợi nhuận. Huyện Thạch Thất có tổng số 9 làng nghề, nhưng tựu trung lại, được chia ra làm 4 nhóm sản phẩm chính:

Gỗ mỹ nghệ:

Mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ tập trung chủ yếu ở các làng nghề như mộc Chàng Sơn, làng mộc xây dựng xã Dị Nậu, làng mộc xã Canh Nậu, làng mộc - mây xã Hữu Bằng, trong đó loại hình sản phẩm này chủ yếu được làm ra ở làng mộc Chàng Sơn. Các sản phẩm làm ra rất phong phú như quai ấm, bàn tính gạt, con song cửa, chân tủ, bàn, ghế, giường ngủ,… Đặc biệt, các sản phẩm có độ tinh xảo cao, đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức vào đó nhiều như: sập gụ, tủ chè, tủ chùa (tủ cổ), đồ lưu niệm, đồ trang trí,… Trong những năm gần đây, đời sống người dân ngày một nâng cao bởi vậy nên nhu cầu trang trí cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn, để bắt kịp với xu hướng phát triển đó, các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia sản xuất mặt hàng này cũng không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu và thị yếu của khách hàng.

Cơ kim khí:

Trong 10 năm trở lại đây, làng nghề cơ kim khí phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và cơ cấu sản phẩm. Trước đây, làng cơ kim khí Phùng Xá chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp như cày, bừa, cuốc, xẻng,… nhưng ngày nay đã tạo ra nhiều loại sản phẩm hơn, mẫu mã đẹp hơn, chất lượng đảm bảo hơn như: bản lề, cửa xếp, cửa hoa, sắt cây, ống nước,… Toàn xã hiện có 641 hộ đang sản xuất nghề cơ kim khí, trong đó có 297 hộ trở thành tiểu chủ, thuê thêm thợ làm theo hợp đồng, với tổng số lao động là 4120 người. Kể từ năm 1994, làng nghề mới bắt đầu nhập và xây dựng lò nấu sắt. Ở đây chủ yếu là sản xuất sắt sợi Φ 10, Φ14, các loại sắt góc, sắt vuông. Nghề sắt cơ khí trong những năm tới khả năng phát triển là rất lớn do nhu cầu xây dựng cơ bản ngày càng tăng lên, thêm nữa sản phẩm cơ kim khí của Phùng Xá do tận dụng được nhân công rẻ, biết cách sử dụng nguồn nguyên liệu đầu

56

vào với giá cả hợp lý bới vậy sản phẩm được sản xuất ra có giá thành thấp hơn so với sản phẩm cùng loại ở nơi khác. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, máy móc thiết bị còn cũ vì không có nhiều nguồn đầu tư và còn sử dụng lao động ở trình độ thấp, không được qua trường lớp đào tạo mà chủ yếu là tự học hỏi lẫn nhau. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm ở một số cơ sở sản xuất còn chưa cao, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Muốn làng nghề tồn tại và phát triển lâu dài thì các cơ sở sản xuất cơ kim khí của Phùng Xá cần tính tới khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cơ khí của các nhà máy công nghiệp và thép nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng cao.

Mây, tre, giang đan:

Các sản phẩm làm ra chủ yếu như là: bàn ghế mây, đồ dùng trong nhà, đồ lưu niệm,…Với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã làm nên những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao và chất lượng tốt. Những làng nghề có sản phẩm này chủ yếu là các làng thuộc vùng đồi gò, diện tích rộng, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khai thác rất thuận lợi. Lao động tập trung đông, tranh thủ những lúc nông nhàn, bởi vậy nghề đã tạo nên được nguồn thu nhập thêm cho người dân những lúc nông nhàn. Hiện nay, do nhu cầu và tính cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao, một số hộ gia đình đã quyết tâm đầu tư công sức và tài sản vào việc phát triển lâu dài sản phẩm mây tre giang đan nhằm tạo nên lợi nhuận từ sản phẩm lớn hơn và giải quyết được số lao động nông nhàn trong xã.

57

Chè lam Thạch Xá:

Với bí quyết chế biến gia truyền, sản phẩm chè lam Thạch Xá đã được nhiều người biết đến với mùi vị thơm ngon và hương liệu tự nhiên. Bánh được làm từ gạo nếp nhung, đường, nha và một số phụ gia khác. Những nguyên liệu này chủ yếu được làm từ sản phẩm của nông nghiệp, xem ra thì có vẻ đơn giản nhưng nhờ có bàn tay khéo léo của người dân Thạch Xá mà làm ra được những miếng kẹo chè lam thơm ngon, và nó sẽ làm món quà đặc biệt đối với những người xa quê. Như vậy, chè lam Thạch Xá không chỉ mang giá trị về mặt kinh tế mà nó còn mang giá trị tinh thần rất lớn mỗi khi những người con xa quê hương nhớ về nó như một nét đặc trưng của quê nhà. Sản phẩm được sản xuất ra với khối lượng lớn, tiêu thụ trên thị trường rộng lớn ở rất nhiều tỉnh thành phố miền Bắc nước ta. Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 32 tỷ đồng, giải quyết được 935 lao động. Sản xuất và chế biến chè lam không phải là công việc vất vả, nhưng để làm ra được những miếng kẹo ngon thì không phải là đơn giản, từ khâu lựa chọn nguyên liệu một cách kỹ càng cho đến khâu nấu bánh làm sao cho đủ độ để làm thành chiếc bánh ngon thì quả là một quá trình tích lũy kinh nghiệm và khéo léo.

Tuy nhiên, sản phẩm được coi là đặc thù này của huyện Thạch Thất vẫn mắc phải những hạn chế chung của các làng nghề khác - đó là chậm cải tiến mẫu mã. Bao bì sản phẩm chưa bắt kịp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dung, trong khi hiện nay trên thị trường ngày càng xuất hiện những sản phẩm bánh kẹo đa dạng về chủng loại với mẫu mã hấp dẫn hơn và mùi vị ngon hơn. Vì vậy bài toán đặt ra đối với sản phẩm kẹo chè lam Thạch Xá sẽ là làm sao để có chỗ đứng trên thị trường trước sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại cũng như các sản phẩm khác, làm sao để không bị lãng quên trước sự đa dạng của thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)