2020
3.2.3. Đẩy mạnh đào tạo lực lượng lao động cho các làng nghề
Nhìn vào thực tế về số lượng và chất lượng lao động ở các làng nghề huyện Thạch Thất, yêu cầu đặt ra đối với việc đảm bảo phát triển bền vững các làng nghề là: Cần nâng cao tay nghề, thái độ, kỹ năng lao động mang tính chuyên nghiệp đối với lao động làng nghề để thực hiện các nhiệm vụ, công việc để duy trì và phát triển các làng nghề. Cần xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức về quản lý, quản trị kinh doanh phù hợp với các làng nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
Một số giải pháp thực hiện:
- Tiêu chuẩn hoá công tác đào tạo nghề và cấp giấy phép đào tạo cho các cơ sở nghề và các làng nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các làng nghề.
- Vận dụng nhiều hình thức, tổ chức dạy nghề, đào tạo trong ngắn hạn và dài hạn: Mở các lớp dạy nghề tại những địa bàn có khả năng thu hút nhiều lao động, có thị trường tiêu thụ sản phẩm và phục vụ gia đình. Địa điểm tổ chức linh hoạt theo từng cụm dân cư để đào tạo cho những người trong độ tuổi lao động đang cần có nghề và việc làm; đội ngũ giáo viên cần phải huy động các kỹ sư, nghệ nhân, thợ giỏi , chủ cơ sở sản xuất có tay nghề trên địa bàn huyện. Nội dung chương trình đào tạo vừa phải theo kịp, vừa phải đi tắt đón đầu nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới phù hợp yêu cầu phát triển. Học viên sau khi tốt nghiệp có chứng chỉ nghề và được xem là một trong những tiêu chuẩn để giới thiệu việc làm và cấp giấy phép hành nghề.
93
Các trung tâm dạy nghề truyền thống áp dụng phương thức “dạy nghề di động” gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn.
Tổ chức các lớp tập trung, nhân cấy, phát triển nghề mới, vừa học vừa thực hành theo chương trình do các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm xây dựng và được thẩm định của cơ sở đào tạo. Hình thức này cần được áp dụng với các địa bàn chưa có nghề, hoặc đã có nghề nhưng số người có nhu cầu học đông.
Hình thức dạy nghề, truyền nghề thông qua kèm cặp vừa học vừa làm. Hình thức này áp nên dụng nhiều trong các làng đang có nghề và một số địa phương tự tổ chức cho lao động đến học nghề tại địa phương khác. Dạy nghề và học nghề theo phương pháp này đỡ tốn kinh phí, người học nghề nắm bắt nghề nhanh, tỷ lệ người có việc cao.
Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết giữa các trường và cơ sở sản xuất làng nghề, kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất.
- Dạy nghề gắn với việc làm và tiêu thụ sản phẩm: Đây là cách thức cơ bản, quan trọng, có ảnh hưởng người quyết định đến sự thành công của người học nghề và hành nghề. Người học nghề được sự giúp đỡ có điều kiện hành nghề và tiêu thụ sản phẩm, người học sau khi tốt nghiệp có bằng và chứng chỉ nghề, có dự án kinh doanh sẽ được Ngân hàng cho vay vốn sản xuất, địa phương chỉ đạo và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Các trường và cơ sở đào tạo nghề cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện đào tạo ngành nghề nông thôn, ưu tiên đào tạo nghề cho các làng nghề; phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức lớp đào tạo tại trường hoặc tại các làng, xã; tài liệu biên soạn phải đáp ứng yêu cầu của thực tế của địa phương, của người học, coi trọng kỹ năng thực hành.
- Có chính sách khuyến khích dạy nghề, học nghề:
Đối với người học: Có thể miễn thu phần đóng góp của học viên, trong thời gian học khi làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường được bồi dưỡng từ 30 - 50% lãi của một sản phẩm, được ưu tiên bố trí việc làm, được làng và
94
chủ sản xuất ưu tiên bao tiêu sản phẩm, sau khi trở thành chủ sản xuất kinh doanh sẽ được miễn giảm thuế thời gian đầu.
Đối với người dạy nghề: Nghệ nhân làng nghề được phối hợp với cơ sở đào tạo của Nhà nước để tổ chức các lớp đào tạo hoặc tự tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với ngành nghề sản xuất của cơ sở làng nghề, được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền nghề. Nếu các chủ sản xuất dạy kèm cặp thì khuyến khích động viên họ để phát triển sản xuất kinh doanh: đáp ứng yêu
95
cầu về điện nước, giúp đỡ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và có chế độ khen thưởng kịp thời. Nhà nước ghi nhận và có chính sách tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi có công đào tạo, giữ gìn và truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ, định kỳ xét và phong tặng danh hiệu “nghệ nhân” và “thợ giỏi”.
- Huy động mọi nguồn kinh phí cho hoạt động dạy nghề.
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho những người truyền nghề, nghệ nhân tại các làng nghề.
- Bồi dưỡng kiến thức về quản lý doanh nghiệp, pháp luật, tài chính - kế toán, thị trường cho chủ cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn: Các địa phương kết hợp với các trường kinh tế nghiệp vụ có liên quan xây dựng chương trình và tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý doanh nghiệp, pháp luật, tài chính kế toán cho các chủ cơ sở sản xuất làng nghề. Hình thức tổ chức các lớp đào tạo giống với đào tạo nghề.