Trên thực tế không phải sản phẩm làng nghề Hà Nội nào cũng là sản phẩm độc quyền mà ở các làng nghề của tỉnh khác cũng sản xuất ra những sản phẩm đó. Để sản phẩm của làng nghề mình có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, ngoài việc đảm bảo đầu vào nguyên liệu có chất lượng và ổn định, việc tăng cường đổi mới các thiết bị khoa học công nghệ, thu hút nguồn vốn đầu tư, mở rộng địa bàn sản xuất,… thì việc học hỏi kinh nghiệm không chỉ các tỉnh lân cận trong nước mà cần phải học hỏi ngay chính các huyện, các vùng trong chính nội thành Hà Nội.
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh vốn xưa nay không chỉ nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ, với hội Lim bên sông Cầu mà còn nổi tiếng với những thương hiệu các sản phẩm làng nghề tiêu biểu như gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, giấy dó Phong Khê,… Với tổng số 62 làng nghề hiện nay, giá trị sản xuất của các làng nghề ở Bắc Ninh luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài
30
quốc doanh và chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề trên địa bàn đạt 4.300 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.368 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề đạt 1.776 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994). Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề 14.398 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh [26, tr.112]. Để có được những thành tựu ấy, các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và người dân Kinh Bắc cũng đã trải qua nhiều khó khăn và những nỗ lực để có được sự phát triển như hiện nay, dưới đây là một số kinh nghiệm phát triển làng nghề:
Thứ nhất, xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề.
Bắc Ninh coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển làng nghề. Hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư. Theo kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh, việc làm này cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di rời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, vừa qua các ngành chức năng của tỉnh phối hợp với các địa phương đã tiến hành xây dựng được 21 khu công nghiệp làng nghề với tổng diện tích đất qui hoạch là 460,87 ha. Để các khu, cụm công nghiệp làng nghề được hình thành và hoạt động có hiệu quả, Bắc Ninh đã thành lập ra ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề có nhiệm vụ giúp các cấp, các ngành, trước hết là Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý này là một đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp
31
nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp làng nghề, đồng thời là đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, các tổ chức kinh tế - xã hội và Uỷ ban nhân dân các xã có khu công nghiệp làng nghề để giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã dưới sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan này là đầu mối triển khai, thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan, trực tiếp xây dựng điều lệ quản lý các khu công nghiệp làng nghề, trực tiếp triển khai qui hoạch chi tiết.
- Thứ hai, vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh.
Để giải quyết những khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề, Bắc Ninh đã chú trọng đến hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực hiện chủ trương tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều được Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn lưu động. Nhiều làng nghề được Ngân hàng cho vay đã nhanh chóng nâng cao được năng lực sản xuất, kinh doanh, có doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm, như làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội… Có thể nói, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và các điều kiện về nguồn lực… là những nhân tố cơ bản tác động tích cực tới quá trình hình thành, phát triển các làng nghề. Bắc Ninh là tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển làng nghề. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm phát triển nghề và làng nghề của tỉnh Bắc Ninh là điều cần thiết.
- Thứ ba, cách thức quảng bá thương hiệu làng nghề.
Lấy truyền thống trăm năm, nghìn năm để thay thế cho việc quảng bá thương hiệu làng nghề là nếp nghĩ của khá nhiều người làm nghề thủ công. Theo họ, vì đã có truyền thống lâu đời nên sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của làng nghề mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của cách làm này chưa cao. Trong số các làng nghề, có lẽ các doanh nhân làng nghề đồ gỗ
32
Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn) là những người “nhanh chân” trong việc xây dựng thương hiệu. Từ những năm đầu thập kỷ này, nhiều doanh nghiệp Đồng Kỵ đã chú ý xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm ở khắp các khu đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Chính những doanh nhân này cũng là những người đầu tiên xây dựng các trang web cá nhân của doanh nghiệp mình để quảng bá thương hiệu, sản phẩm ra thế giới. Chính vì vậy khi nói đến sản phẩm gỗ mỹ nghệ người ta nhớ ngay đến đồ gỗ Đồng Kỵ trong khi Phù Khê, Hương Mạc mới là quê hương của mặt hàng này.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một trong những tỉnh đồng bằng có các điều kiện kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện và thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Để tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, tỉnh đã quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến nay, tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho xây dựng và phát triển 8 khu công nghiệp tập trung (trong đó có 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động). Khu công nghiệp Đồng Văn I, Khu công nghiệp Đồng Văn II, Khu Công nghiệp Châu Sơn, Khu Công nghiệp Hoà Mạc, Khu công nghiệp ITAHAN, Khu công nghiệp Ascendas - Protrade, Khu công nghiệp Liêm Cần - Thanh Bình, Khu công nghiệp Liêm Phong. Theo báo cáo của Sở Công thương, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) làng nghề năm 2008 đạt 1.120,167 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2009 đạt 847.060 triệu đồng. Theo Báo cáo tổng kết năm 2009 của tỉnh cho thấy: Giá trị sản xuất công nhiệp, tiểu thủ công nghiệp vượt kế hoạch và tăng 23,7% so với năm 2008.Tính tới thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 106 làng nghề, làng có nghề ở 81 xã, thị trấn; 15 nghệ nhân, 69 thợ giỏi và 02 người có công đưa nghề mới về tỉnh được công nhận; các làng nghề, làng có nghề thu hút được 110.650 lao động, chiếm 27,5% so với số lao động của tỉnh. Những nghệ nhân, thợ giỏi TTCN được công nhận chủ yếu làm nghề thêu ren và mây giang đan, tập trung tại 02 làng nghề: thêu ren xã Thanh Hà (huyện Thanh Liêm) và mây giang đan Ngọc Động, xã Hoàng Đông (huyện Duy Tiên). Năm 2007 - 2008 trên địa bàn tỉnh có 12.617 lao động được đào tạo, truyền nghề, đạt 84,11% so với mục tiêu của đề án.
33
Năm 2009 có 6.333 lao động được đào tạo, truyền nghề, nhân cấy nghề TTCN [47, tr.112]. Qua những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam đúc rút được những kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, tỉnh tập trung triển khai đề án phát triển làng nghề với phương châm “đưa nghề về làng”, vừa để tăng thêm thu nhập, đồng thời giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 39 làng nghề và 67 làng có nghề, thu hút trên 11 vạn lao động, chiếm 27,5% tổng số lao động của tỉnh. Các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đều có mức tăng khá so với kế hoạch và so với năm 2008 như: Lụa tơ tằm, thêu ren, may mặc,…
Thứ hai, tỉnh cũng chú trọng thực hiện tốt các phong trào thi đua trong các ngành dịch vụ, xuất khẩu, du lịch, vận tải, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm nhằm góp phần tạo nên bước phát triển chung của toàn tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Các phong trào thi đua trong lĩnh vực kinh tế tỉnh Hà Nam năm 2009 và năm 2010 thực sự là những hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương, góp phần không nhỏ vào việc đưa phong trào thi đua yêu nước ngày càng sâu rộng hơn trong lao động, sản xuất.
Thứ ba, tỉnh tăng cường công tác truyền nghề, nhân cấy nghề, nâng cao
tay nghề cho người lao động; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các đề án, dự án; tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác khuyến công, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất về khoa học kỹ thuật; phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành với các địa phương trong việc theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề để giải quyết hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết khó khăn vướng mắc; tổ chức các cuộc toạ đàm, tham quan mô hình, học hỏi trao đổi kinh nghiệm về phát triển nghề…
1.3.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095.239 km2, dân số: 7.123.340 người, là một trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm kinh tế của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả
34
nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước. Với định hướng đề ra là tập trung phát triển các ngành nghề, cho đến nay, TP.HCM vẫn còn lưu giữ được nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời như: nghề đúc lư đồng thờ ở Gò Vấp, thêu tranh ở một số quận trung tâm, làm hàng mã của người Hoa Chợ Lớn, xe nhang - làm tượng Phật ở Bình Chánh; đan mây, tre, lá ở Thái Mỹ; tráng bánh ở Phú Hoà Ðông (Củ Chi); làm sơn mài Thủ Ðức… Mỗi làng nghề đều có giá trị văn hoá và sức hấp dẫn riêng.
Thành phố đã xây dựng 4 làng nghề truyền thống như: làng nghề đan lát xã Thái Mỹ và làng nghề bánh tráng xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi; làng nghề nuôi cá sấu phường Thạnh Xuân, quận 12; làng nghề sản xuất muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ. Các làng nghề tiếp tục hình thành và phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, được hỗ trợ vốn vay theo Chương trình 419-UB giải quyết được nguồn nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập ngày càng cao khiến cho cơ cấu chi tiêu của người dân chuyển dịch theo hướng tích cực: chi cho ăn uống ngày càng giảm và tương ứng là sự gia tăng tỉ phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắm, giải trí khác. Thông qua những kết quả đạt được của thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra được những kinh nghiệm cho sự phát triển của các làng nghề nói chung như sau:
Thứ nhất, là về nguyên vật liệu
Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các làng nghề thông qua việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tại địa phương (lúa, nuôi cá sấu, tre trúc) hoặc hợp tác sản xuất, cung cấp nguyên liệu với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại các địa phương lân cận.
Thứ hai, là về khoa học công nghệ
Kết hợp đan xen giữa cổ truyền và hiện đại, giữa thủ công và cơ giới, đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường. Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thông qua chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất. Xây dựng thương hiệu hàng hoá cho từng làng nghề. Xây dựng website để giới thiệu sản phẩm, mua bán qua mạng. Đưa sản phẩm của làng nghề tham gia chợ đầu mối về nông sản (Bình Chánh, Thủ Đức).
35
Thứ ba, là về cơ sở hạ tầng
Ưu tiên nhựa hóa đường giao thông, thông tin liên lạc vào các khu vực sản xuất tập trung. Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải.
Thứ tư, là về phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động, phấn đấu 100% lao động có trình độ từ cấp 2 trở lên sau năm 2005. Hình thức đào tạo: bổ túc văn hóa. Nâng cao trình độ tay nghề: phấn đấu mỗi năm đào tạo trên 500 lao động hoạt động nghề nghiệp. Có chính sách khuyến khích nghệ nhân truyền nghề.
Thứ năm, là về chính sách đầu tư, tín dụng
Ngân sách thành phố hổ trợ thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực: cải tiến qui trình, công nghệ, thiết bị máy móc, hiện đại hoá các làng nghề; nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm (thị trường, nhãn hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại, triển lãm, giới thiệu sản phẩm...); đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ở địa phương; đào tạo nâng cao tay nghề, năng lực quản lý; được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, thông tin...
Thứ sáu, là Mô hình phát triển làng nghề.
Các mô hình phát triển làng nghề được vay tín dụng ưu đãi theo chủ trương của Nhà nước và Thành phố, đặt biệt là chương trình kích cầu thông qua đầu tư (theo Văn bản số 81 ngày 19/9/2001), chương trình hổ trợ lãi vay cho hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp (Văn bản 419 ngày 5/2/2002), chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ về giống cây trồng, vật nuôi (Quyết định số 56 ngày 25/4/2003), Quyết định 132 ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ, các nguồn vốn từ Liên minh HTX TP, Quỹ Xóa đói giảm nghèo, chương trình quốc gia giải quyết việc làm… Nghiên cứu hình thành quỹ hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn [47, tr.112].
1.3.1.4. Kinh nghiệm của một số huyện thuộc thành phố Hà Nội - Kinh nghiệm của huyện Hoài Đức
Hoài Đức là huyện ngoại thành nhưng có tốc độ phát triển đô thị, công