Kiến nghị về quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 92)

2020

3.1.2. Kiến nghị về quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế

3.1.2.1. Những quan điểm cơ bản

Làng nghề là thế mạnh của huyện, cần tập trung huy động mọi nguồn lực phát triển. Quá trình phát triển phải dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành nghề của thành phố Hà Nội.

Phát triển làng nghề trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất đó là tạo nhiều công ăn việc làm trước hết là cho lực lượng lao động trên địa bàn huyện; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đẩy mạnh CNH - HĐH; nâng cao mức sống của người dân; giải quyết các vấn đề xã hội,…

88

Phát triển làng nghề dựa trên việc phát huy các thế mạnh của địa phương.

Ưu tiên phát triển các làng nghề sử dụng công nghệ sạch và đảm bảo giá trị kinh tế cao.

Phát triển các ngành có hàm lượng lao động cao như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may,…

Phát huy các làng nghề truyền thống, đặc biệt chú ý đến các làng nghề sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Phát triển các làng nghề phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của toàn huyện, không gây ảnh hưởng xấu đến khu vực xung quanh và các ảnh hưởng về sau.

3.1.2.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế làng nghề huyện Thạch Thất giai đoạn 2011 - 2020

* Phương hướng phát triển:

Khôi phục các làng nghề truyển thống, trên cơ sở đó từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông thôn.

Tập trung phát triển một số ngành nghề truyền thống, có thế mạnh như nghề mộc, cơ khí, mây tre đan, thêu ren,…

Nhân cấy nghề cho các làng xã chưa có nghề. Phát triển làng nghề là biện pháp ưu tiên để phát triển kinh tế nông thôn. Mục tiêu đến năm 2020 mỗi làng có một nghề và sản phẩm đặc thù, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường trong nước.

Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với hoạt động du lịch để từ đó thúc đẩy phát triển mạng lưới dịch vụ ở khu vực nông thôn đồng thời tạo điều kiện để sản phẩm của các làng nghề tiếp cận với khách hàng.

Phát triển làng nghề phải đi đôi với bảo vệ môi trường: Xây dựng và thực hiện các dự án xử lý và giảm thiểu chất thải ở các làng nghề; quan tâm đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước của các làng nghề.

Quy hoạch phát triển các điểm công nghiệp làng nghề truyền thống của huyện: Hữu Bằng, Bình Phú, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Phùng Xá, Thạch Xá để quy hoạch các hộ sản xuất vào một nơi tập trung vừa đảm bảo môi trường làng nghề, vừa phát triển ngành nghề nông thôn.

89

* Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát là: Phấn đấu xây dựng huyện Thạch Thất trở thành huyện công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; là trung tâm công nghệ cao và trung tâm đào tạo của vùng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại vào năm 2020.

Mục tiêu cụ thể:

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII về phát triển Công nghiệp-TTCN giai đoạn 2011-2020: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19-22%; Tổng giá trị sản xuất nghành công nghiệp năm 2015 đạt 3720 tỷ đồng, năm 2020 đạt 7120 tỷ đồng, trong đó huyện đã dự tính về các nhu cầu về vốn đầu tư ngành CN-TTCN như sau:

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện Thạch Thất

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu toàn ngành

Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 GDP tăng thêm ICOR (lần) Nhu cầu vốn GDP tăng thêm ICOR (lần) Nhu cầu vốn 1500 3.7 5450 2695 4 10792 CN-TTCN 1104 3.6 3974 1940 4 7760

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất giai đoạn 2010-2020.

Cơ cấu ngành công nghiệp TTCN năm 2020 chiếm 72,4% cơ cấu kinh tế toàn ngành. Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm cả công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Duy trì và phát huy công suất xí nghiệp vật liệu xây dựng. Ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng mới tại các khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp.

Công nghiệp cơ khí: Phát triển công nghiệp cơ khí ở các khu công nghiệp của thành phố, các cụm điểm công nghiệp. Xây dựng và quy hoạch phát triển cụm điểm công nghiệp Phùng Xá, và các cụm điểm công nghiệp khác.

90

Chế biến lâm sản: Các làng nghề sản xuất mộc, mỹ nghệ, trong tương lai sẽ phát triển chính vì vậy việc lo nguồn nguyên liệu thay thể là khả năng cần lo từ bây giờ như gỗ ép nhân tạo,…

Làng nghề thủ công truyền thống: Tập trung quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống của huyện: như Hữu Bằng, Bình Phú, Chàng Sơn, Canh Nậu, Phùng Xá. Nhân cấy nghề cho các xã chưa có nghề. Mục tiêu đến năm 2020 mỗi làng đều có ít nhất một nghề và sản phẩm đặc thù, có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước.

Phát triển các khu công nghiệp: theo quy hoạch của Trung Ương và của thành phố, địa bàn huyện Thạch Thất có các khu công nghệ cao Hòa Lạc và khu công nghiệp Phú Cát. Hướng phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch của Trung ương và của thành phố. Trên địa bàn huyện sẽ phát triển 4 cụm công nghiệp và khoảng 30 điểm công nghiệp với diện tích khoảng 470 ha.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)