Những vấn đề rút ra có thể tham khảo cho huyện ThạchThất

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 46)

trong phát triển làng nghề

Sau khi tìm hiểu những kinh nghiệm mà các tỉnh cũng như các huyện đã được đề cập, có thể rút ra một số vấn đề có giá trị tham khảo đối với huyện Thạch Thất như sau:

Đối với các nhà quản lý:

- Việc xây dựng các cụm điểm công nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất canh tác kém năng suất thành khu công nghiệp, cụm làng nghền theo kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh, có như vậy việc giải quyết các vấn đề như xử lý rác thải tại làng nghề mới có hiệu quả, tránh sự ảnh hưởng, ô nhiễm đối với đời sống của người dân.

- Thạch Thất cũng nên thực hiện các giải pháp đồng bộ như Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng đó là các giải pháp về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng,...

- Bên cạnh đó, việc chú trọng tới công tác truyền nghề theo kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam, huyện Hoài Đức, huyện Thường tín, việc thường xuyên mở các lớp đào tạo tập huấn cũng là một hình thức giữ nghề và nâng cao tay nghề cho dội ngũ lao động làng nghề. Quảng bá cho thương hiệu làng nghề cũng là một biện pháp mà huyện Thạch Thất nên chú trọng trong những năm tới và điều này tỉnh Bắc Ninh cũng đã làm rất thành công, hiện nay khi nhắc tới gỗ, những sản phẩm về gỗ thường mọi người nghĩ tới ngay đó là gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Thành công đó ngòai sự chú trọng đầu tư vào việc đảm bảo chất lượng đó còn là cách thức quảng bá thương hiệu làng nghề, như việc tổ chức các hội chợ làng nghề, quảng bá trên internet, đài báo,...Với Thạch Thất, đồ gỗ Chàng Sơn cũng đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường nhưng khi đứng cạnh sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ chưa xét đến chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, nhưng về tên tuổi vẫn bị lu mờ đó là thực tế cần phải cố gắng học hỏi đặc biệt là thay đổi về cách thức quảng bá sản phẩm làng nghề hiện nay của huyện. Đây không phải là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp.

42

- Việc tổ chức phong trào thi đua trong ngành cũng nhằm khuyến khích các hộ sản xuất có sự ganh đua để qua đó tìm hiểu học hỏi những kinh nghiệm của những doanh nghiệp thành đạt, đó là kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Hà Nam.

Đối với các doanh nghiệp:

- Phát triển hình thức kinh doanh mới đó là du lịch làng nghề, đây là hình thức mà các doanh nghiệp huyện Thạch Thất nên tìm hiểu. Hiện nay, huyện Chương Mỹ đã làm rất tốt hình thức mới này. Thạch Thất cũng có những yếu tố thuận lợi giống như huyện Chương Mỹ nên chính đây là điều kiện thuận lợi để huyện ThạchThất phát triển hình thức này.

- Việc tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm làng nghề cũng như thị hiếu của khách hàng là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp của làng nghề hiện nay. Xa rồi cái thời chỉ biết sản xuất mà không quan tâm rằng người sử dụng có thích sản phẩm đó hay không. Việc tìm hiểu nhu cầu cũng như cải tiến những mẫu thiết kế sản phẩm làng nghề ngày càng trở nên quan trọng, quyết đinh sự tồn tại của làng nghề. Điều này doanh nghiệp huyện Hoài Đức đã làm rất thành công, tiêu biểu là làng nghề Sơn Đồng chuyên làm ra nhưng sản phẩm từ đồng. Các doanh nghiệp của làng nghề này đã bắt tay với những công ty thiết kế, nhằm cho ra những sản phẩm độc đáo mà chỉ có thể tìm thấy ở nơi đây. Vậy thì với sản phẩm làng nghề huyện Thạch Thất cũng nên có sản phẩm riêng có của mình.

- Ngoài ra việc thành lập nên Hội làng nghề cũng nên được thành lập, có như vậy việc phát triển làng nghề và các sản phẩm làng nghề mới được bảo vệ về thương hiệu trước sự bảo về của Hội, thậm chí cả về những khúc mắc về pháp lý...

* * *

Từ sự phân tích trên, có thể rút một số kết luận bước đầu:

- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phun, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên một xã, thị trấn (được gọi

43

là chung là làng), có hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

- Những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của làng nghề đó là: Cơ sở hạ tầng, Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, Nguồn nhân lực, Vốn sản xuất,...

- Làng nghề có vai trò trong việc góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là động lực trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển làng nghề còn làm tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hạn chế được sự di dân tự do. Không chỉ có vai trò trong phát triển kinh tế mà làng nghề còn có vai trò trong phát triển kinh tế xã hội.

- Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh thành có điều kiện phát triển gần giống với Hà Nội, và một số huyện có nhiều nét tương đồng là rất đáng tham khảo đối với huyện Thạch Thất.

44

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

HUYỆN THẠCH THẤT TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI VỪA QUA 2.1. Khái niệm về làng nghề huyện Thạch Thất

2.1.1. Khái lược về lịch sử huyện Thạch Thất

Cách đây hàng nghìn năm, địa phận phía tây huyện là những đồi gò, núi thấp, là nơi cư trú của các cộng đồng bộ lạc người Việt cổ vào thời đại Hùng Vương - nơi đóng đô của các vua hùng. “Bộ lạc Hùng Vương là bộ lạc lớn, bao trùm cả một phần của tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn Tây các huyện Bất Bạt, Tùng Thiện, Thạch Thất, Quốc Oai là di duệ của những người Lạc Việt”. Đến thời Hán đô hộ, địa phận trong sông Tích là những cộng đồng dân cư đông đúc thuộc phía Nam đất huyện Mê Linh - quận Giao Chỉ. Địa phận ngoài sông Tích cổ xưa là những vùng sình lầy, trên những gò đất cao đã hình thành nên những cộng đồng dân cư sinh sống và thuộc Câu Lậu - quận Giao Chỉ. Xét về huyện Câu Lậu, Mục “Thành trì” sách Đại Việt địa dư toàn biên viết: “Thành Câu Lậu Tây nam phủ Giao Châu. Đời Hán đặt là huyện Câu Lậu thuộc quận Giao Chỉ. Cát Hồng xin làm quan lệnh huyện Câu Lậu tức chỗ này. Đời Tống, đời Tề vẫn theo như thế. Đến đời Tuỳ thì bỏ huyện ấy - bây giờ huyện Thạch Thất là đất thành Câu Lậu”.

Về huyện lỵ và địa giới huyện Câu Lậu “Núi Phật Tích (Chùa Thày) vốn ở huyện Thạch Thất, phía Tây Nam phủ Giao Châu, dưới núi có ao, cảnh vật tươi đẹp, là nơi thắng cảnh của một phương, lại có núi Câu Lậu của huyện Thạch Thất. Tương truyền huyện Câu Lậu đời Hán đóng ở chân núi ấy (núi này có chùa Tây Phương cổ mà đẹp lắm)”, “Huyện Yên Sơn (nay là Quốc Oai) là đất Câu Lậu đời xưa”. Như vậy địa giới huyện Câu Lậu từ đời Hán đến đời Tuỳ bao gồm địa phận các xã phía ngoài sông Tích của huyện Thạch Thất ngày nay và một phần của huyện Quốc Oai. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai - tỉnh Sơn Tây. Năm 1948, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Sắc lệnh số 48-1948 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận… huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngày 21/4/1965 hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành một đơn vị

45

hành chính là tỉnh Hà Tây (cũ), Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 21/12/1975 hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây (cũ) và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 29/12/1978 cắt huyện Thạch Thất sát nhập vào thành phố Hà Nội. Ngày 12/08/1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây (cũ) và Hoà Bình, chuyển huyện Thạch Thất từ Hà Nội về tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập về thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất hiện nay là một trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội [47, tr.112].

Trong lịch sử Việt Nam, huyện Thạch Thất vốn nổi danh là vùng đất có truyền thống văn hóa, khoa cử (từng nổi tiếng với Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan) đồng thời là mảnh đất kiên cường bất khuất, giàu truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Khi hòa bình trở lại dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, truyền thống ấy lại càng được phát huy và tô đậm thêm, giúp cho huyện Thạch Thất ghi thêm nhiều trang sử vẻ vang. Phát huy truyền thống quý báu đó, ngày nay trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất đã kiên trì phấn đấu, vươn lên xây dựng kinh tế cũng như nâng cao đời sống của người dân trong huyện ngày càng tiến bộ. Đặc biệt, người dân huyện Thạch Thất luôn biết giữ gìn và phát huy những nghề truyền thống cha ông đã để lại, để xứng danh với “mảnh đất trăm nghề’.

2.1.2. Thế mạnh của các làng nghề huyện Thạch Thất

2.1.2.1. Vị trí địa lý Địa hình:

Huyện Thạch Thất thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội), phía bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây, phía đông nam giáp huyện Quốc Oai, phía nam giáp huyện Quốc Oai và huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội hơn 30km về hướng Tây Nam. Địa hình huyện Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp của vùng núi tỉnh Hòa Bình xuống đồng bằng Sông Hồng. Hình dáng địa hình có xu thể dốc từ Tây bắc xuống Đông nam và nghiêng từ phía Tây xuống phía Đông Nam và nghiêng từ phía Tây sang phía Đông; con sông Tích Giang chảy qua huyện hình thành 2 vùng rõ rệt: 11 xã thuộc vùng nông giang, 12 xã thuộc vùng đồi gò ( sau khi đã xát nhập thêm 3

46

xã thuộc huyện Lương Sơn - Hòa Bình năm 2008 đó là xã Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung).

- Vùng đồi gò bán sơn địa: Nằm ở hữu ngạn sông Tích Giang thuộc khu vực phía Tây của huyện, diện tích 72,56km2, chiếm 60.7% diện tích toàn huyện. Địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những vùng đất thoải, sen kẽ những dộc trũng, độ cao tuyệt đối nơi cao nhất từ 16m-17m, nơi thấp nhất 4m - 5m trung bình từ 9m - 10m. Đất đai chủ yếu nằm trên đất phong hóa sen lẫn lớp sỏi ong sâu ở tầng sâu từ 50 - 60 cm. Tầng đất canh tác thấp, đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang, vởi kiểu dáng địa hình và chất đất rất thuận lợi cho việc trồng các cây như chè, lạc, ngô, sắn,… và các loại cây ăn quả giá trị cao.

- Vùng đồng bằng: Nằm ở phía tả ngạn sông Tích thuộc khu vực phía đông của huyện, nói chung địa hình tương đối bằng phẳng song ở phía Đông Nam khu vực có nhiều vùng trũng. Địa chất trong vùng tương đối đồng nhất chủ yếu trên nền đất phù sa, riêng vùng ven sông Tích nền địa chất phù sa cổ, tầng đất canh tác có độ dày từ 0,4m đến 0,6m là lớp đất phù sa màu mỡ nhất.

Khí hậu:

Huyện Thạch Thất thuộc vùng khí hậu miền Bắc Việt Nam, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt mùa nóng ẩm và mùa khô hanh. Song cũng chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Hòa Bình và vùng núi cao Ba Vì. Nhiệt độ trung bình năm là 23,8oC, nhiệt độ cao nhất là 38,2oC, nhiệt độ thấp nhất là 8,3oC. Lượng mưa trung bình 1753mm/năm, độ ẩm không khí trung bình từ 80% đến 85%.

47

Tài nguyên đất:

Với tổng diện tích tự nhiên là 13.183,67 ha, trong đó đã đưa vào sử dụng 12.375,45 ha chiếm 93,86% quỹ đất chưa sử dụng 805.22 ha, bằng 6.14%. Thống kê phân loại đất, thổ nhưỡng Thạch Thất bao gồm các loại đất sau: Vùng đồng bằng: có loại đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi, núi: có loại đất nâu, vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng trên đá phiến sét. Đất phù sa cổ không được bồi hàng năm có diện tích lớn, phân bổ rộng. Tại các vùng có địa hình trũng, ngập nước lâu ngày, mức nước ngầm nông có đất gley. Đất nâu vàng trên phù sa cổ và đỏ vàng trên đất phiến sét phân bố chủ yếu ở vùng đồi gò. Nhìn chung, đất huyện Thạch Thất có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, trồng cây gây rừng.

Tài nguyên khoáng sản:

Huyện Thạch thất là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, huyện Thạch Thất có một số khoáng sản chính sau: Sét gạch ngói ở xã Đại Đồng, đá ong ở Bình Yên. Đá ong là vật liệu xây dựng nên việc khai thác đá đã có lịch sử từ lâu đời, đến nay vẫn khai thác theo phương pháp thủ công, hiệu quả kinh tế thấp, trữ lượng đã giảm nhiều.

2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Khu vực hành chính:

Huyện Thạch Thất có tổng diện tích là 202,5 km², với số dân là 179.060 người (số liệu 2010). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%; mật độ dân số bình quân là 884 người/km2, trong đó vùng đồng bằng mật độ 1.242 người/km2, vùng bán sơn địa là 635 người/km2. Hiện nay, toàn huyện có 1 thị trấn, 23 xã và 189 thôn, cụm dân cư.

Lao động:

Tổng số lao động là 106.204 người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Lao động có trình độ văn hóa hết THCS: 54,4%, hết PTTH: 37,9%, hết bậc tiểu học; 5.3%, số người được học cao đẳng, đại học là 2,4%.

48

Trong những năm gần đây Đảng ủy và nhân dân huyện Thạch Thất luôn cố gắng phấn đấu để xây dựng nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng bền vững

Biểu đồ 2.1. Sự biến động cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất qua các năm

0 20 40 60 80 100 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm % Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, TTCN, XDCB Dịch vụ, thương mại

Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất từ năm 2000 đến năm 2010.

Nhìn biều đồ trên có thể thấy rằng tỉ lệ ngành nông nghiệp ngày càng giảm dần, thay vào đó tỉ lệ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng dần. So với năm 2000 năm 2010 tỉ lệ ngành CN-TTCN, XDCB đã tăng từ 24,4% lên tới 66,1%. Con số này cho thấy cơ cấu ngành kinh tế của huyện Thạch Thất đã và đang chuyển dần về chất, từ kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sau 10 năm các ngành kinh tế của địa phương đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 47,1% xuống còn 15,7%, nghành thương mại, du lịch tăng từ 8,5% đến 18,2%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn biến theo xu hướng tích cực, nếu như năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14.5% thì đến năm 2003 tăng lên 25%, năm 2006 là 16.2%, năm 2007 tăng lên 20%, theo thống kê năm 2010 tốc độ tăng trưởng lên 22%, dự kiến năm 2011 tốc độ tăng trưởng 23% và tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) ước đạt 2.657.840 triệu đồng.

49

Hệ thống mạng lưới điện cũng được nâng cấp và cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong huyện. Hiện nay, mạng lưới điện của huyện Thạch Thất được phát triển với 2 cấp điện áp 35KV và 10KV, nhưng chủ yếu là cấp điện 10KV. Năm 2010 đã cung ứng điện thương phẩm 119.87 triệu KWh, đạt 114.82% kế hoạch, tăng 25.38% so với năm 2009.

Huyện Thạch Thất là một trong những huyện có mạng lưới thông tin liên lạc phát triển nhanh, rõ nhất là về dịch vụ bưu chính viễn thông. Năm

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)