1. Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương
Được xác định theo công thức:
Vkh=[ Ldb. Tlmindn.( Hcb+ Hpc)+ Vvc].12 Trong đó:
Ldb- lao động định biên;
Tlmindn- mức lương tối thiểu của doanh nghiệp; Hcb- hệ số lương cấp bậc công việc bình quân; Hpc- hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân;
Vvc - quỹ lương của bộ máy g ián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp.
2. Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch
Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch nhằm để lập kế hoạch tổng chi về tiền lương của doanh nghiệp xác định theo công thức:
Vc=Vkh +Vpc+ Vbs+ Vtg Trong đó:
Vc - tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch;
Vkh- tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương;
Vpc- quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không được tính trong đơn giá tiền lương;
3. Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương
1. Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi)
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi), thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại sản phẩm hoặc một số sản phẩm có thể quy đổi được. Công thức tính:
Vđg=Vgiờ .Tsp Trong đó:
Vđg- đơn giá tiền lương (VND/đv hiện vật); Vgiờ - tiền lương giờ;
Tsp- mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi (giờ -người).
2. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng doanh thu, thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp. Công thức tính: kh kh dg T V V Trong đó:
Vđg- đơn giá tiền lương (VND/1.000); Vkh - tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch; Tkh- tổng doanh thu năm kế hoạch.
3. Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng thu trừ tổng chi chưa có lương, thường được áp dụng trong các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi một cách ch ặt chẽ trên cơ sở định mức chi phí. Công thức tính:
kh kh kh dg C T V V
Trong đó:
Vđg- đơn giá tiền lương (VND/1.000); Vkh - tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch; Tkh- tổng doanh thu năm kế hoạch;
Ckh- tổng chi phí kế hoạch (chưa tính tiền lương).
4. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thường được áp dụng trong các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định được lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện. Công thức tính:
kh kh dg P V V Trong đó:
Vđg- đơn giá tiền lương (VND/1.000); Vkh - tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch;
Pkh- lợi nhuận kế hoạch.
4. Quy định xây dựng đơn giá tiền lương trong doanh nghiệp để trình duyệt
Xây dựng đơn giá tiền lương phải dựa theo các quy định sau:
- Đối với các doanh nghiệp có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì xây dựng một đơn giá tiền lương tổng hợp (nghĩa là đơn giá chung cho các công ty thành viên).
- Đối với các doanh nghiệp vừa có các đơn vị t hành viên hạch toán độc lập, vừa có các thành viên hạch toán phụ thuộc mà có sản phẩm, dịch vụ khác nhau không thể quy đổi để xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp được thì đơn giá tiền lương được xây dựng cho từng đơn vị thành viên hạch toán độc lập để trì nh duyệt.
- Đối với các doanh nghiệp vừa có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, vừa có các thành viên hạch toán phụ thuộc, nhưng các loại sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp có
Chương 5.
Quản trị vốn trong Doanh nghiệp I. kháI niệm và phân loại vốn trong doanh nghiệp
1. Khái niệm về vốn
Từ “vốn” được sử dụng để biểu thị tất cả các yếu tố sản xuất như đất đai, máy móc, nguyên vật liệu...Vốn cũng được hiểu như là tiền bạc cần thiết c ho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phân loại vốn
a) Căn cứ vào cấu thành giá trị sản phẩm của vốn
Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định, là số tiền mà DN bỏ ra để mua sắm TSCĐ. TSCĐ tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. TSCĐ là những tài sản thoả mãn những điều kiện nhất định như giá trị (theo quy định hiện nay là 10 tr.VND) và thời hạn sử dụng ( một năm).
TSCĐ có khác chút ít so với VCĐ về thành phầ n và cơ cấu, nhưng không đáng kể, về chức năng kinh tế thì chúng như nhau. Chẳng hạn, lúc mới hoạt động doanh nghiệp có giá trị VCĐ bằng giá trị nguyên thủy của TSCĐ, nhưng về sau giá trị của VCĐ thường thấp hơn giá trị nguyên thủy của TSCĐ do khoản khấu h ao đã trích lập. Trong thời gian sản xuất, VCĐ sẽ được thay đổi: giảm phần giá trị TSCĐ và tăng thêm phần chi phí đầu tư cơ bản và sửa chữa lớn.
Đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu. Tuy nhiên giá trị TSCĐ được luân chuyển dần vào giá trị sản phẩm và dịch vụ. Giá trị này được doanh nghiệp thu hồi lại dưới hình thức khấu hao nhằm khôi phục và tái sản xuất TSCĐ.
Trong doanh nghiệp, TSCĐ bao gồm TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh (bao gồm
TSCĐ hữu hình như: nhà cửa vật kiến trúc, MMTB...và TSCĐ vô hình như: chi phí sử dụng đất, chi phí thành lập DN, chi phí R&D, bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, chi
phí về lợi thế cạnh tranh...); TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi; TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ cho các đơn vị khác.
Vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và tài sản lưu thông. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất - kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất - kinh doanh của DN, vốn lưu động vừa nằm trong lĩnh vực dự trữ (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ...), sản xuất (sản phẩm dở dang...), và lưu thông hàng (thành phẩm, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt trong quỹ, khoản phải thu, tạm ứng...)
b) Căn cứ vào nguồn gốc hình thành vốn
Vốn ban đầu (vốn pháp định) là vốn bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp. Đối với DNNN toàn bộ vốn ban đầu do Nhà nước cấp; đối với DNTN vốn do 1 cá nhân bỏ ra; đối với DN đối vốn - do nhiều người cùng đóng góp.
Vốn bổ sung là vốn tăng thêm trong quá trình doanh nghiệp hoạt động bằng nhiều nguồn khác nhau như: từ lợi nhuận còn lại, từ các quỹ của DN, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng...
c) Căn cứ vào thời gian vay vốn
Vốn ngắn hạn là khoản tiền vay trong kỳ hạn 1 năm h oặc ngắn hơn (mục đích để thanh toán tiền vật tư, lương công nhân...).
Vốn trung hạn là khoản tiền vay trong kỳ hạn dưới 5 năm (dùng để mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ...).
Vốn dài hạn là khoản tiền vay trong kỳ hạn trên 5 năm (dùng để mua đất đai, máy m óc thiết bị cơ bản có tuổi thọ cao...).
II. Khấu hao tàI sản cố định
1. Xác định giá trị TSCĐ cần tính khấu hao
Khi tính khấu hao TSCĐ cần xác định đúng đắn giá trị của từng loại TSCĐ. Giá trị TSCĐ cần tính khấu hao bao gồm các yếu tố sau:
+ Nguyên giá TSCĐ (NG), là giá trị TSCĐ mua ban đầu (gồm giá mua TSCĐ theo hoá đơn, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí lắp đặt).
+ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (Csc).
+ Giá trị đào thải TSCĐ dự tính (Gdt), là giá trị dự tính thu hồi khi thanh lý TSCĐ trừ đi chi phí thanh lý TSCĐ như: chi phí tháo dỡ, vận chuyển, thanh toán...khi TSCĐ đào thải.
Giá trị TSCĐ cố định cần tính khấu hao (G) là:
G = NG + Csc - Gdt
2. Phương pháp khấu hao TSCĐ
Hao mòn TSCĐ bao gồm hao mòn hữu hình (hao mòn kỹ thuật và hao mòn tự nhiên) và hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình thể hiện ở 2 dạng. Thứ nhất, do có những TSCĐ tương tự nhưng giá rẻ hơn, nghĩa là TSCĐ của doanh nghiệp mất đi một phần giá trị tương ứng với phần giảm chi phí xã hội cần thiết để sản xuất một sản phẩm tương tự. Thứ hai, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhờ đó xuất hiện những TSCĐ hoàn thiện hơn. Khắc phục hao mòn TSCĐ vô hình có thể thực hiện được bằng cách thay mới hoặc nâng cấp.
Thông thường các doanh nghiệp xác định mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao như sau:
Tsd G
Mc
Trong đó:
-Mc: Mức khấu hao chung (Mc = Mcb + Msc = Mức khấu hao cơ bản TSCĐ + Mức khấu hao sửa chữa TSCĐ).
-Tsd: Thời gian sử dụng TSCĐ. Tsd Gdt NG Mcb Tsd Csc Msc
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ được xác định như sau:
+ Tỷ lệ khấu hao chung (Kc):
NG Mc Kc
+ Tỷ lệ khấu hao cơ bản (Kcb):
NG Mcb
Kcb
+ Tỷ lệ khấu hao sửa chữa (Ksc):
NG Msc Ksc
Khi biết tỷ lệ khấu hao chung
sd T NG G NG Mc Kc .
ta tính được mức khấu hao chung theo
công thức: Mc Kc.NG.
Ngoài ra, các DN có thể áp dụng các phương pháp khấu hao TSCĐ sau:
a) Phương pháp đường thẳng
Số tiền khấu hao TSCĐ qua các năm bằng nhau và bằng tích của nguyên giá TSCĐ với tỷ lệ khấu hao hàng năm. Tỷ lệ khấu hao bằng 100%: tổng số năm sử dụng.
Ví dụ: Công ty A mua một TSCĐ (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ dự kiến là 10 năm. Tính tỷ lệ khấu hao và mức trích khấu hao trung bình hàng năm. Ta có:
NG TSCĐ = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu+ 3 triệu = 120 triệu đồng.
Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ =100% : 10 năm =10%.
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu x 10% =12 triệu đồng/năm.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng.
b) Phương pháp số dư giảm dần
Số tiền khấu hao TSCĐ tính trên số dư chưa được tính khấu hao ở thời điểm bắt đầu mỗi năm.
- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ tính theo công thứ c:
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao nhanh Trongđú:
Tỷ lệ khấu khao nhanh, % = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
X Hệ số
điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ như sau:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh
Đến 4 năm ( t 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số d ư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tín h bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất mới với nguyên giá là 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ là 5 năm. Tính và trích khấu hao TSCĐ.
Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp đường thẳng là 20%. - Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số d ư giảm dần bằng 20% x 2 = 40%. - Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định như sau:
ĐVT: Đồng Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm
Mức khấu hao hàng năm
1 10.000.000 10.000.000 x 40% 4.000.000 2 6.000.000 6.000.000 x 40% 2.400.000 3 3.600.000 3.600.000 x 40% 1.440.000 4 2.160.000 2.160.000 : 2 1.080.000 5 2.160.000 2.160.000 : 2 1.080.000 Trong đó:
+ Mức khấu hao TSCĐ từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).
+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ (đầu năm thứ 4) chia cho số năm s ử dụng còn lại của TSCĐ (2.160.000 : 2 = 1.080.000). Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số d ư giảm dần (2.160.000 x 40%= 864.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ (2.160.000 : 2 = 1 .080.000).
c) Phương pháp khấu hao theo tổng các chữ số các năm
Số tiền khấu hao TSCĐ hàng năm tính từ tích số nguyên giá và tỷ số năm (tử số là số năm còn lại đến hết thời gian sử dụng, ví dụ: 5, 4, 3, 2, 1; còn mẫu số là tổng các chữ số các năm: 1+2+3+4+5=15 năm).
Ví dụ: Nguyên giá TSCĐ là 100 tr. VND, thời gian sử dụng là 5 năm. Gía trị thu hồi khi thanh lý bằng 0. Số tiền khấu hao hàng năm là:
Năm thứ 1:
100 x (5:15)=33,3 tr. VND. Năm thứ 2:
100 x (4:15)=26,7 tr. VND. ...
Tỷ số năm (Tỷ lệ khấu hao hàng nă m) có thể được xác định theo công thức khác:
100 * ) 1 ( ) 1 ( * 2 T T t T N Trong đó:
- T: thời gian sử dụng hữu ích, năm.
- t: thứ tự các năm tính khấu hao.
Ví dụ: Xác định khấu hao hàng năm bằng phương pháp tổng các chữ số các năm cho một máy cấp đông, nguyên giá b an đầu của nó là 120 tr.đ., thời gian sử dụng là 6 năm.
Năm Nguyên giá, tr.đ Tỷ lệ khấu hao hàng năm, % Khấu hao hàng năm
1 120 2*(6-1+1)*100/ (6*(6+1)) =28,57 120*0,2857=34,29 2 120 2*(6-2+1)*100/(6*(6+1))=23,81 120*0,2381= 28,57 3 120 2*(6-3+1)*100/(6*(6+1))=19,05 120*0,1905=22,86 4 120 2*(6-4+1)*100/(6*(6+1))=14,29 120*0,1429=17,15 5 120 2*(6-5+1)*100/(6*(6+1))=9,52 120*0,0952=11,42
II. Xác định nhu cầu vốn lưu động
1. Nhu cầu vốn lưu động liên quan đến quá trình sản xuất
Nhu cầu vốn lưu động liên quan đến sản xuất như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm mua ngoài, bao gói...có thể xác định theo công thức:
v d sx sx C T K V . . Trong đó: Vsx: vốn lưu động sản xuất.
Csx: chi phí sản xuất bình quân một ngày đêm.
Td: thời gian dùng vốn cần thiết (đối với vật tư là số ngày dự trữ; đối với sản phẩm làm dở dang là chu kỳ sản xuất sản phẩm).
Kv: hệ số tiết kiệm vốn (do tăng tốc độ luân chuyển vốn; giảm thời gian dự trữ vật tư ; rút ngắn chu kỳ sản xuất).
Ví dụ: Chi phí sản xuất bình quân trong một ngày đêm là 10 tr. VND, thời gian dự trữ vật tư là 10 ngày, hệ số tiết kiệm vốn là 60%. Vậy vốn lưu động cần cho dự trữ vật tư là:
Vsx=10 x 10 x 0,6=60 tr.VND.
2. Nhu cầu vốn lưu động ít liên quan đến quá trình sản xuất
Nhu cầu vốn lưu động đối với những mặt hàng ít liên quan đến sản xuất như: phụ tùng thay thế, thành phẩm, tồn quỹ tiền mặt, vốn thanh toán... xác định dựa vào nhu cầu thực tế. III.Nguồn vốn của doanh nghiệp
1. Nguồn vốn nội bộ
- Vốn từ lợi nhuận
- Vốn từ những khoản vay nợ chưa đến kỳ trả
- Vốn cấp từ các khoản khấu hao, trì hoãn đầu tư và nhờ hợp lý hoá
2- Nguồn vốn bên ngoài
- Phát hành cổ phiếu
V. đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
a. Tỷ lệ doanh thu trên vốn (Kdt)
Thể hiện từ một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu