Năng lực tham gia thỏa thuận phân chia di sản

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 25 - 26)

Người tham gia thỏa thuận phân chia di sản trước hết phải là người được hưởng di sản sau đó phải là người có năng lực hành vi dân sự. Vì quan hệ thừa kế rất phức tạp, người tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình hoặc hiểu được những quyền và nghĩa vụ này khi được công chứng viên hoặc người có thẩm quyền, có trình độ hiểu biết pháp luật giải thích. Tài sản thỏa thuận phân chia đa dạng, giá trị khác nhau, có tài sản mang giá trị vật chất, có tài sản mang giá trị tinh thần. Việc thỏa thuận phân chia mang đến hậu quả pháp lý vì vậy cần thận trọng khi quyết định. Như đã phân tích ở trên điều kiện về năng lực hành vi không đặt ra đối với người được hưởng thừa kế, tuy nhiên, theo tôi để bảo đảm quyền lợi cho những người thừa kế đặc biệt là những người không có đủ năng lực hành vi dân sự: như người chưa đủ 18 tuổi hay người mất năng lực hành vi dân sự thì những người này không thể trực tiếp tham gia vào việc thỏa thuận phân chia di sản. Những người không có năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự có thể tham gia vào việc phân chia di sản thừa kế thông qua vai trò của người đại diện hợp pháp của họ, tuy nhiên, việc này phải được giám sát một cách chặt chẽ để bảo đảm quyền lợi của những người này. Việc đại diện phải tuân thủ các qui định của Bộ luật Dân sự, đặc biệt là qui định người giám hộ không được mang tài sản (phần thừa kế) của người được giám hộ tặng cho người khác (khoản 2 Điều 69 Bộ luật Dân sự) và qui

định người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó (khoản 5 Điều 144 BLDS). Ví dụ: Vợ của người để lại di sản không được

lấy phần di sản mà đứa con dưới 18 tuổi được hưởng để tặng cho đứa con trên 18 tuổi hoặc để nhập vào tài sản của người vợ.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 25 - 26)