Giá trị pháp lý của thỏa thuận

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 65)

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng có các đặc điểm sau đây:

- Sự chính xác về ngày tháng năm công chứng, chủ thể, địa điểm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

- Chính xác hóa các sự kiện pháp lý như: thời điểm mở thừa kế…

- Sự phù hợp của nội dung trong văn bản công chứng với pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, công chứng, đạo đức xã hội.

- Sự tuân thủ về mặt hình thức của văn bản công chứng do công chứng viên có trình độ hiểu biết pháp luật nhất định.

- Sự tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục, trình tự công chứng. Văn bản công chứng có hai giá trị, cụ thể là:

Điều 9 của Bộ luật Dân sự qui định: "Nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực thì phải có chứng cứ"

Chứng cứ là vấn đề mấu chốt. Có khi thiếu những căn cứ để xác định quyền, lợi ích hoặc sự kiện pháp lý và để có thể khẳng định quyền, lợi ích hoặc sự kiện pháp lý đó, thì cần thiết phải có một bằng chứng chứng minh sự tồn tại của nó, nếu không sẽ bị coi là không có sự tồn tại của quyền, lợi ích và sự kiện pháp lý đó.

Chứng cứ là cái cụ thể (như lời nói hoặc việc làm, vật làm chứng, tài liệu…) tỏ rõ điều gì là có thật (Từ điển Tiếng Việt)

Khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Tố tụng hình sự qui định: "Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự Bộ luật này qui định mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án".

Vậy chứng cứ là gì? Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự do pháp luật qui định mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xem xét, giải quyết vụ việc.

Nghị định 45/HĐBT đã qui định: "Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ".

Nghị định số 31/CP qui định: "Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu".

Cần có sự phân biệt giữa giá trị chứng cứ và giá trị chứng minh. Giá trị chứng cứ có độ tin cậy cao, cho nên không thể tùy tiện hủy bỏ một văn bản có giá trị chứng cứ mà việc đó chỉ có thể được thực hiện trong trường hợp có

căn cứ rõ ràng và phải do Tòa án tuyên bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Việc hủy văn bản này được qui định trong luật tố tụng.

2. Giá trị thi hành của văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng

Văn bản đã được công chứng có giá trị thi hành đối với các bên giao kết; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)