Nguồn gốc của di sản

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 74 - 75)

- Trước đây, theo tập quán của người Việt Nam, con gái đi lấy chồng chỉ được hưởng một phần nhỏ di sản. Con trai trưởng nuôi cha mẹ và có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên và thường hưởng phần lớn di sản. Con trai thứ hưởng phần di sản ít hơn con trai trưởng. Khi cha mẹ mất đi thì con trai trưởng chiếm hữu và đương nhiên tiếp tục sử dụng di sản. Do sự hiểu biết pháp luật hạn chế của những người thừa kế khác và của chính quyền cơ sở, người con trai trưởng chuyển dần từ chiếm hữu, sử dụng sang sở hữu di sản. Chính quyền cấp xã, cấp huyện trong nhiều trường hợp đã cấp "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất" cho người con trưởng hoặc người con đang chiếm hữu, sử dụng di sản mà không quan tâm đến việc phân chia di sản thừa kế theo đúng qui định của pháp luật thừa kế. Vấn đề sẽ trở lên phức tạp hơn

khi người con trưởng định đoạt di sản này hoặc di sản thừa kế này lại trở thành di sản thừa kế khi người con trưởng chết.

Tuy nhiên, khi hiểu biết pháp luật của người dân ngày càng tăng lên cùng với nhu cầu về phương tiện sinh hoạt và tiêu dùng của con người ngày càng tăng lên những người con gái, con thứ khác ý thức được rằng mình cũng có quyền bình đẳng như người con trưởng hay những người con khác trong việc phân chia di sản. Hậu quả là chính di sản lại bị tranh chấp về nguồn gốc trước khi đặt ra vấn đề thừa kế và bị một bản án của tòa án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định lại nguồn gốc sở hữu của di sản.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 74 - 75)