Cha mẹ chuyển xuống hàng thừa kế thứ ha

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 80 - 82)

Trên thực tế tâm lý chung của người làm cha làm mẹ dành dụm tài sản cả đời để cho con và thường không mong nhận lại. Nhiều trường hợp ông bà khi được nhận phần thừa kế của con thường nhường luôn phần thừa kế này cho con dâu, con rể hoặc cho cháu.

Theo qui định của luật dân sự, cha mẹ được hưởng một phần thừa kế từ di sản của con và việc xác định một phần này không quá khó khi phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu con chết trước và cha mẹ chết sau và sau đó mới phân chia di sản thừa kế của con thì sẽ rất phức tạp vì phải xác định một phần của một phần di sản đặc biệt đối với di sản không thể phân chia

Theo tôi, luật dân sự nên qui định hàng thừa kế thứ nhất chỉ bao gồm: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của người chết, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người chết chuyển xuống hàng thừa kế thứ hai.

Mục a và b khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự nên được sửa thành:

a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của người chết;

b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

2.2.4. Liên quan đến các thủ tục hành chính khi khai nhận thừa kế

Trong trường hợp vì các lý do khách quan một số giấy tờ liên quan đến việc khai nhận thừa kế bị thất lạc, theo tôi nên đề cao sự cam đoan và tự chịu trách nhiệm của người thừa kế khi thỏa thuận phân chia di sản. Nếu

người thừa kế khai sai sự thật sẽ dẫn đến Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vô hiệu toàn bộ hoặc một phần.

2.2.5. Từ chối nhận di sản

Tuy việc từ chối nhận di sản được quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự, nhưng hầu hết các cơ quan công chứng, các Tòa án không áp dụng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 645. Phần lớp trường hợp đương sự từ chối nhận di sản chỉ cần họ khai báo rõ ràng tại cơ quan công chứng, tại Tòa án là được cơ quan công chứng, Tòa án chấp nhận, dù thời hạn từ chối nhận di sản cách thời điểm mở thừa kế có khi cả chục năm, tôi cho đó là cách xử lý phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, góp phần tăng cường đoàn kết trong nhân dân. Theo tôi, nên bỏ khoản 3 Điều 642 Bộ luật Dân sự.

2.2.6. Qui định về ngƣời phân chia di sản

Theo tôi, Bộ luật Dân sự nên bỏ qui định về người phân chia di sản bởi qui định này ít được áp dụng trong thực tiễn. Bởi việc phân chia di sản thừa kế chỉ được thực hiện bằng hai cách: chia theo thỏa thuận và chia tại Tòa án. Khi các đồng thừa kế có thể thỏa thuận được với nhau thì họ có thể tự chia không cần nhờ đến người khác còn khi họ không thể tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ là người phân chia di sản. Bộ luật Dân sự nên bỏ Điều 682: Người phân chia di sản.

2.2.7. Di sản thờ cúng

Tôi cho rằng, xét theo ý nghĩa của Điều 672 (người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc), thứ tự của các điều luật (672, 673) thì rõ ràng tinh thần của luật là: phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được xâm phạm vào phần di sản được thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nói khác đi, phần DSTC phải nhỏ hơn hoặc bằng hiệu số của tổng số di sản (DS) trừ đi phần thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (KPBB): DSTC ≤ DS - KPBB

Tóm lại: DSTC DS - NVTS - KPBB

2.2.8. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dƣợng, mẹ kế

Điều 682 Bộ luật Dân sự quy định: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con, thì được thừa kế di sản của nhau…".

Như vậy, để được quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Vấn đề ở chỗ, hiểu như thế nào là chăm sóc như cha con, mẹ con? Quy định này rất chung, nên trong thực tiễn áp dụng nhiều khi rất khác nhau. Có trường hợp cho hưởng thừa kế, có trường hợp trích công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cho họ, có trường hợp không cho hưởng thừa kế vì không coi như con hoặc không nhìn nhận như cha, mẹ. Điều đó là do không thống nhất về căn cứ đánh giá: thời gian nuôi dưỡng; mức độ nuôi dưỡng, chăm sóc như thế nào; quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều thì có được xem là như cha con, mẹ con để hưởng thừa kế không…Ví dụ: trường hợp người con riêng đi làm xa chỉ thỉnh thoảng gửi tiền về cho bố dượng, mẹ kế thì họ có được xem là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con không và có được hưởng thừa kế không? Trong thời gian tới, khi sửa đổi Bộ luật Dân sự, nhất thiết chúng ta phải tính đến các tiêu chí này.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 80 - 82)