Phạm vi về tài sản họ có thể thỏa thuận phân chia

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 59 - 61)

Là phần tài sản người thừa kế được hưởng theo qui định của pháp luật hoặc theo di chúc theo nguyên tắc "không ai có thể thỏa thuận phân chia nhiều hơn những gì mình có".

Cơ sở khoa học để xác định sự liên quan của các phần tài sản trong khối tài sản mà người chết để lại, qua đó để xác định một cách chính xác phần di sản nào được dùng để chia cho những người thừa kế, lấy khối tài sản nào để xác định hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật… Chẳng hạn: Khi

một người chết để lại một khối di sản thì chỉ tài sản nào thuộc quyền sở hữu của người đó mới là di sản. Khối di sản này sau khi thanh toán các nghĩa vụ về tài sản thì phần còn lại mới là di sản thừa kế. Sau khi thanh toán các chi phí liên quan đến thừa kế (nếu có), dành phần di sản để thờ cúng, di tặng (nếu người để lại di sản có xác định trong di chúc) thì phần di sản còn lại mới là di sản được chia cho những người thừa kế.

Các tài sản thỏa thuận phân chia bao gồm: các tài sản do người chết để lại mà không phải là đối tượng của di tặng vật đặc định, các phần cắt giảm bằng hiện vật của di tặng vượt quá mức cũng như các hoa lợi, lợi tức gắn liền với các tài sản ấy.

a. Tài sản do người chết để lại - các tài sản phải còn tồn tại ở thời điểm mở thừa kế. Các tài sản do người chết để lại nhưng là đối tượng của di tặng phải bị loại trừ khỏi khối tài sản chia. Cũng bị loại nốt các tài sản mất đi do nguyên nhân bất khả kháng hoặc các tài sản đã được bán để thanh toán nợ di sản. Trong trường hợp tài sản đã được chuyển nhượng, thì số tiền bán tài sản thuộc về khối tài sản thỏa thuận phân chia.

b. Phần cắt giảm bằng hiện vật các di tặng vượt mức - Cắt giảm bằng hiện vật có tác dụng trả phần hiện vật bị cắt giảm trở lại khối tài sản thuộc sở hữu chung của những người thừa kế trong trường hợp có nhiều người mà phần di sản của những người đó chỉ được xác định theo tỷ lệ chứ không phải bằng các tài sản cụ thể thuộc di sản, ví dụ thừa kế 1/3, 1/5 …Thật vậy, cắt giảm chỉ là một biện pháp nhằm bảo đảm cho người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc được hưởng một phần di sản tối thiểu theo luật định; còn phần này gồm những gì, thì còn tùy kết quả phân chia khối tài sản thuộc sở hữu chung của những người thừa kế.

Trong những hoàn cảnh đặc thù, cắt giảm có thể được thực hiện bằng hiện vật, nhưng tự nó không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu riêng biệt của

người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc đối với hiện vật đối tượng của việc cắt giảm.

Giả sử ta công nhận điều ngược lại, tức là người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc có quyền sở hữu riêng đối với phần cắt giảm, thì ta sẽ rơi vào sự vô lý: là một bộ phận của di sản, hiện vật chỉ thuộc về riêng một

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 59 - 61)