THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ VÔ HIỆU

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 70 - 72)

Thỏa thuận phân chia di sản vô hiệu có thể do nhiều nguyên nhân: - Vi phạm nguyên tắc giao kết

Truyền thống gia đình Việt Nam là gia đình phải có tôn ty trật tự, con cái phải nghe lời cha mẹ, các con thứ phải nghe lời con trưởng. Mặc dù, xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi và trình độ hiểu biết pháp luật của người dân cũng tăng lên, tuy nhiên, ở nhiều gia đình Việt Nam truyền thống này vẫn được tôn trọng và chính điều này ít nhiều vi phạm nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc tự do ý chí dẫn đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vô hiệu.

- Những người thừa kế cũng có thể thỏa thuận người này nhận phần di sản này người khác nhận phần di sản khác, người nhận nhiều hơn, người nhận ít hơn, người nhận tiền, người nhận hiện vật, người từ chối nhận di sản, người nhận toàn bộ di sản. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có người thừa kế hưởng quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận thì tranh chấp sẽ xảy ra.

- Việc không đúng, không đủ người thừa kế cũng như người tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng dẫn đến văn bản vô hiệu.

- Người quản lý tài sản của người vắng mặt hoặc mất tích mặc dù không có quyền đại diện cho người vắng mặt hoặc mất tích trong việc phân chia di sản mà người sau này có quyền hưởng nhưng vẫn tham gia vào việc phân chia di sản dẫn đến văn bản thỏa thuận vô hiệu.

- Vi phạm các qui định của pháp luật về việc đại diện và vì lợi ích của người chưa thành niên, của người được giám hộ.

- Người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền và vi phạm lợi ích của người ủy quyền.

- Vi phạm quyền của người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

- Những người thừa kế không thống nhất cách hiểu về nội dung di chúc và kiện ra Tòa để phân chia di sản.

- Xác định không đúng, không đủ khối tài sản chia và phần được chia của mỗi người.

- Thỏa thuận phân chia vượt quá phần tài sản có quyền thỏa thuận phân chia.

- Phân chia di sản không thể thỏa thuận phân chia hoặc bị hạn chế phân chia như: Di sản thờ cúng, di sản bị hạn chế phân chia do thủ tục hành chính, di sản bị cấm hoặc hạn chế theo ý chí của người để lại di sản, trường hợp di sản là nguồn sống duy nhất của vợ, chồng người để lại di sản.

Trong trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được về việc phân chia di sản thì họ có thể kiện ra Tòa để Tòa phân chia di sản. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tuyên văn bản thỏa thuận phân chia di sản vô hiệu.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 70 - 72)