GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 78 - 80)

2.2.1. Việc bỏ sót ngƣời thừa kế khi thoả thuận phân chia di sản

Quan điểm của tôi là: Người thừa kế được công nhận nhưng bị bỏ sót khi tiến hành phân chia di sản có thể kiện đòi tuyên bố vô hiệu việc phân chia để có thể thực hiện quyền lợi của mình đối với di sản. Không bị tranh cãi về tư cách người thừa kế, quyền khởi kiện đòi tuyên bố phân chia vô hiệu của người thừa kế bị bỏ sót được thực hiện trong thời hạn của luật chung:

1- Coi những người thừa kế khác là người chiếm hữu ngay tình, người thừa kế có 10 năm để kiện đòi thủ tiêu toàn bộ việc phân chia, từ năm thứ 11 đến năm thứ 30, người thừa kế chỉ có quyền đòi tuyên bố phân chia vô hiệu về phần liên quan đến bất động sản thuộc di sản.

2- Coi những người thừa kế là người chiếm hữu không ngay tình, quyền khởi kiện không mất đi do thời hiệu.

Trong trường hợp tư cách người thừa kế của người khởi kiện bị tranh cãi, người khởi kiện trước hết phải chứng minh tư cách của mình trong khuôn khổ một vụ tranh chấp về quyền thừa kế. Thông thường, người thừa kế bị bác bỏ bằng cách không được người thừa kế khác công nhận sẽ yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền hưởng di sản và yêu cầu thủ tiêu việc phân chia di sản trong cùng một đơn kiện, bởi vậy việc khởi kiện phải được thực hiện trong 10 năm kể từ ngày mở thừa kế

2.2.2. Nguồn gốc của di sản

- Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân để người dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến thừa kế. Những truyền thống tốt đẹp về tôn ty trật tự trong gia đình cần được tôn trọng đặc biệt là truyền thống mang giá trị đạo đức, thắt chặt đoàn kết tình cảm trong gia đình. Tuy nhiên, quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế không phân biệt giới tính, ngôi thứ, trong hay ngoài giá thú đã được qui định trong luật dân sự cũng cần được tôn trọng và bảo vệ.

- Cần đưa thỏa thuận phân chia thừa kế là một khâu trong qui trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp với tập huấn kiến thức về pháp luật thừa kế cho cán bộ tư pháp, cán bộ địa chính, và chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đúng qui định của pháp luật đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế và những người liên quan khác. Thực tiễn cho thấy, không phải cơ quan công chứng (cơ quan làm thủ tục thừa kế phần lớn căn cứ vào các giấy tờ đương sự nộp), mà chính là chính quyền sở tại (cơ quan hiểu rõ nhất về nội tình của gia đình khai nhận thừa kế) là cơ quan có thể giải quyết việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế một cách chính xác và hiệu quả nhất nhờ xác định

đầy đủ và chính xác nhất nguồn gốc của di sản cũng như diện và hàng thừa kế.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Trang 78 - 80)