Hợp đồng nhà ở xã hội góp phần đảm bảo chính sách an sinh

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 39)

5. Tình hình nghiên cứu về pháp luật nhà ở xã hội tại Việt Nam và ý

1.4.1. Hợp đồng nhà ở xã hội góp phần đảm bảo chính sách an sinh

chế giám sát thống nhất từ khâu lập, xét duyệt hồ sơ đến khâu phê duyệt, công bố kết quả.

Với quy định về trình tự, thủ tục của pháp luật như hiện nay có thểtạo môi trường thuận lợi làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của loại hình nhà ở xã hội. Một số biểu hiện cụ thể: (i) khi rà soát những quy định, chúng ta có thể thấy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước xuất hiện hầu như trong tất cả các giai đoạn của một giao dịch mua bán nhà; việc hành chính hóa một quan hệ dân sự thuần túy có thể gây ra sự méo mó trong một quan hệ mua bán thông thường; lúc này bên mua và bên bán dường như mất đi quyền tự do thỏa thuận được xem là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; và (ii) hệ quả từ việc quá lệ thuộc vào cơ quan hành chính sẽ tạo môi trường thuận lợi cho một số cá nhân lợi dụng quyền hạn được phê duyệt danh sách mua nhà để trục lợi. Khi mà quan hệ cung-cầu còn chênh lệch như ở Việt Nam hiện nay thì hiện tượng tư lợi do cơ chế pháp luật đem lại sẽ tiếp tục phổ biến. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn dưới đây.

1.4. Ý nghĩa của hợp đồng mua bán nhà ở xã hội

1.4.1. Hợp đồng nhà ở xã hội góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội xã hội

Qua khảo sát của Bộ Xây dựng để phục vụ đề án phát triển nhà ở xã hội, đa số người dân gặp khó khăn về nhà ở tại đô thị thường có thu nhập thấp và sống trong những căn hộ đã được xây dựng trong một thời gian dài trước đó. Hầu hết những căn hộ này được xây bằng những vật liệu có chất lượng

35

thấp, mau hỏng. Ngoài ra, nơi sống của người dân thường tập trung tại những địa điểm có cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Đa số người dân có khó khăn về nhà ở thường rơi vào tình trạng diện tích sinh hoạt nhỏ hẹp, nhiều thế hệ cùng sinh sống, bình quân diện tích rất thấp chỉ đạt khoảng 2-3 m2. Thiếu nước sạch, thiếu điện chiếu sáng công cộng…đặc biệt là môi trường sống bị ô nhiễm do khói bụi, nước thải…[13]

Cùng với tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, một bộ phận không nhỏ dân số sẽ bị nghèo đi tương đối so với tốc độ phát triển kinh tế, do vậy tỷ lệ này trong tương lai vẫn rất khó khăn để cải thiện được nhà ở cho mình, thậm chí còn nghèo đi do tốc độ lạm phát cao.

Thực trạng trên đã gây áp lực không nhỏ lên những người đang có nhu cầu về nhà ở. Người mua nhà luôn rơi vào tình trạng yếu thế trong những giao dịch mua bán nhà ở xã hội so với chủ đầu tư hoặc bên bán nhà ở. Pháp luật cần xây dựng khung pháp lý căn bản nhằm đảm bảo quyền lợi của bên yếu thế cũng như đảm bảo tái sản xuất của nhà đầu tư, khuyến khích huy động mọi nguồn đầu tư trong xã hội.

Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội là những biểu hiện rõ nét, thể hiện quy định pháp luật trên thực tế. Chính vì vậy, hợp đồng mua bán nhà ở xã hội cũng cần đảm bảo những nguyên tắc căn bản của pháp luật dân sự, đồng thời, xây dựng cơ chế thông qua những điều khoản gốc tại hợp đồng góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua nhà. Tránh tình trạng người mua nhà phải ký kết những thỏa thuận bất lợi về mình dù biết nhưng vì nhu cầu cấp thiết mà buộc phải giao kết. Qua đó, hợp đồng mua bán nhà ở xã hội góp phần ổn định các mối quan hệ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế.

36

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)