5. Tình hình nghiên cứu về pháp luật nhà ở xã hội tại Việt Nam và ý
3.1.3 Mặt trái trong mua bán nhà ở xã hội
Lĩnh vực mua bán nhà ở xã hội hiện nay còn tồn tại một số mặt tiêu cực đáng chú ý. Mặc dù quy định rất chặt chẽ đối tượng được bố trí, tiếp cận với nhà ở xã hội nhưng lại không đưa ra cơ chế quản lý, xác nhận đủ điều kiện được mua bán; khâu kiểm tra cũng như giám sát hậu kiểm mua bán không cao do cả nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Điều này đã làm nảy sinh tiêu cực khi xét duyệt những đối tượng được mua bán nhà ở xã hội.
Một số ví dụ điển hình về những mặt còn nhiều vướng mắc của hoạt động mua bán nhà ở xã hội như: hộ gia đình là đối tượng được mua nhà ở xã hội, nhưng khái niệm này trong cách hiểu cũng chưa thống nhất. Nhiều người đã lợi dụng điều này để đăng ký hộ khẩu vào các hộ thuộc diện mua nhà ở xã hội để mua bán lòng vòng kiếm lời. Về quy định diện tích tối thiểu của một người là 8m², có nhiều trường hợp hộ gia đình cán bộ 4 người phải đi ở nhà thuê có diện tích sàn là 35m² (theo quy định tối đa không quá 32m² cho 4 người) đã phải chuyển đi tìm chỗ ở mới để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng khi xét duyệt hồ sơ vay mua nhà. Ngay cả khi vay được, người mua nhà ở xã hội dường như cũng không thể trả nổi khoản lãi vay, lấy ví dụ người mua nhà được ngân hàng giải ngân số tiền là 400 triệu đồng với lãi suất 0.75% tháng trong thời hạn 15 năm, như vậy, hàng tháng người mua nhà sẽ phải trả số tiền cả gốc và lãi khoảng 6 triệu đồng/tháng. Do đó, ngay cả cán bộ, công chức với mức lương như hiện nay cũng khó bảo đảm khả năng trả nợ chưa kể đến đối tượng là người thu nhập thấp…
Với tình trạng mua bán nhà ở xã hội như hiện nay, là điều kiện thuận lợi để những cá nhân, tổ chức lợi dụng nhu cầu bức thiết về nhà ở của người
85
dân trục lợi. Điều này sẽ làm méo mó thị trường cũng như suy giảm sự hiệu quả của các chính sách hỗ trợ do Nhà nước ban hành.