Đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm (Trang 85)

Khoản 2 Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản

tiền này... [23].

Điểm c tiểu mục 2.4 mục 2 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định:

Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất

về tinh thần... [12].

Theo quy định của pháp luật, trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại đến tính mạng được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và phong tục tập quán của dân tộc. Khi một người bị xâm phạm đến tính mạng thì những người thân thích của người bị hại sẽ bị tổn thất về mặt tinh thần. Người bị tổn thất về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác phải được bồi thường. Nếu như Bộ luật dân sự năm 1995 chỉ quy định người gây thiệt hại đến tính mạng phải bồi thường một khoản tiền tổn thất về tinh thần cho những người thân thích mà không giải thích người thân thích là những ai, thì Bộ luật dân sự năm 2005 quy định

rõ người thân thích trong trường hợp này là những người thuộc hàng thừa kế

thứ nhất. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005: "hàng thừa kế

thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi

của người chết". Trường hợp không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì

"người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng" hoặc "người đã trực

tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại" được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn

thất về tinh thần. Khái niệm người thân thích là một khái niệm có nội hàm rộng, nó không chỉ bao gồm hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, việc pháp luật quy định rõ người thân thích ở hàng thừa kế thứ nhất là hợp lý, tránh được sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm (Trang 85)