Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm (Trang 58)

danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân bị xâm phạm

Sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của con người là các quyền nhân thân quan trọng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001, văn bản pháp lý có hiệu

lực cao nhất của Nhà nước đã quy định tại Điều 50: "ở nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy

định trong Hiến pháp và luật". Bộ luật dân sự năm 2005 có nhiệm vụ thể chế

hóa các quy định của Hiến pháp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích dân sự hợp pháp của công dân. Vì vậy, Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định rất cụ thể tại Điều 32 về quyền của cá nhân được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể và Điều 37 về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Khi một trong các quyền dân sự bị vi phạm thì chủ thể bị vi phạm có quyền tự mình bảo vệ theo quy định tại Điều 9 Bộ luật dân sự hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

a) Công nhận quyền dân sự của mình; b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai; d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

Trong trường hợp bị xâm phạm các quyền nhân thân thì chủ thể bị vi phạm có các quyền theo quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự:

1. Tự mình cải chính;

2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;

3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có

thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại [23].

Không phải bất kỳ một sự vi phạm quyền dân sự nào của chủ thể vi phạm thì chủ thể bị xâm phạm cũng được thực hiện tất cả các quyền trên đây. Việc thực hiện các quyền nào là do các bên tự thỏa thuận, nếu sự thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội hoặc cơ quan nhà nước quyết định áp dụng. Pháp luật dân sự quy định trách nhiệm bồi thường cụ thể của chủ thể có hành vi vi phạm tương ứng với từng đối tượng được pháp luật bảo vệ bị vi phạm. Luận văn không tiến hành phân tích toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chỉ tập trung phân tích trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần trong một số trường hợp cụ thể được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005:

- Do sức khỏe bị xâm phạm theo Điều 609; - Do tính mạng bị xâm phạm theo Điều 610;

- Do danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân bị xâm phạm theo Điều 611.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)