Khái quát tiến trình phát triển các quy định của pháp luật về bồi thường tổn thất về tinh thần ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm (Trang 48)

tổn thất về tinh thần ở Việt Nam

Chế định bồi thường ngoài hợp đồng là một chế định xuất hiện sớm trong pháp luật dân sự. Pháp luật về bồi thường ngoài hợp đồng của mỗi nhà nước khác nhau thì việc áp dụng pháp luật cũng có sự khác nhau. Vào thời La Mã (thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên), pháp luật đã quy định "chế độ phục cừu" là nguyên tắc trả thù ngang bằng như: máu trả máu, mắt trả mắt, tính mạng trả tính mạng... và cho phép thực

hiện việc bồi thường theo những nguyên tắc luật ấn định trước như: "chế độ

phục kim" (bồi thường bằng tiền) để xác định trách nhiệm bồi thường. Ngoài

ra, pháp luật La Mã còn quy định trách nhiệm bồi thường của người có hành vi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người khác. Ví dụ: Tại bảng 8, 4 Luật XII bảng có quy định những hành vi xâm phạm khác về thân thể không gây thương tích dễ nhận thấy, thì người gây thiệt hại bị phạt 25 acre. Mặc dù pháp luật La Mã không quy định cụ thể về mỗi khoản bồi thường cụ thể để xác định đâu là khoản bồi thường tổn thất về tinh thần, nhưng thông qua việc quy định bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người đã gián tiếp thừa nhận việc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm hại, qua đó chính là việc bảo vệ các giá trị tinh thần của con người. Ví dụ Bộ luật Xa líc quy định hành vi cầm tay của một cô gái tự do có thể bị phạt từ 15 đến 35 xôlit tùy vào hành vi cầm ngón tay, cổ tay hay khuỷu tay.

Thời kỳ đầu ở Cộng hòa Pháp, vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần cũng không có văn bản quy định nên Tòa án không chấp nhận việc bồi thường. Bởi vì, bồi thường thiệt hại được tính bằng tiền, nên có gì đó không tương ứng với thiệt hại về tinh thần. Ví dụ: Điều 1382 Bộ luật dân sự Cộng

người khác, thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường". Rõ ràng theo quy định này chỉ quy định về thiệt hại nói chung, không nói rõ bồi thường thiệt hại về tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, án lệ của Pháp đã phát triển theo hướng chấp nhận bồi thường thiệt hại về tinh thần. Tòa án của Pháp quan niệm rằng, tiền không thể xóa bỏ những tổn thất về tinh thần, nhưng nó cũng phần nào thỏa mãn người bị hại và là một loại chế tài cho người có vi phạm.

ở việt Nam, khi nghiên cứu về chế định bồi thường ngoài hợp đồng, trong đó có nội dung bồi thường tổn thất về tinh thần do xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân thấy có thể chia thành hai giai đoạn sau:

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)