tín của cá nhân bị xâm phạm
Danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân là các quyền nhân thân cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ. Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân này của cá nhân đều bị pháp luật xử lý và tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, hành chính hay dân sự. Dưới góc độ luật dân sự, người xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2005:
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá
mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định [23].
Tiểu mục 3.3 mục 3 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định:
a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm.
b) Trong mọi trường hợp, khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị xâm hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình...), hành vi xâm phạm, mức độ
lan truyền thông tin xúc phạm... [12].
Cũng như hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, trong mọi trường hợp người có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩn và uy tín của cá nhân có thể được biểu hiện dưới các dạng như viết đơn tố cáo vu khống hoặc chửi rủa trước mặt người khác hoặc bịa đặt, tung tin thất thiệt... với mục đích bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của con người. Thông qua các hành vi này mà người bị vu khống, bị bôi nhọ... bị giảm uy tín, mất danh dự gây ra các phiền toái,
thiệt hại về tinh thần là vô cùng khó khăn, phức tạp. Theo luật, việc xác định mức độ thiệt hại về tinh thần thông qua các hình thức xâm phạm, hành vi xâm phạm và mức độ lan truyền thông tin.
Khi xác định trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần trong trường hợp danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân bị xâm phạm cần chú ý đến một số điểm sau:
- Vị trí, vai trò của người bị thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và uy tín trong mối quan hệ với người thân và với xã hội.
- Sự thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và uy tín gây ra những hậu quả như thế nào đối với tâm lý, nghề nghiệp.
- Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín.
- Đặc điểm nhân thân của người xâm phạm và người bị xâm phạm: khả năng nhận thức, giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo...
- Thời gian chịu thiệt hại diễn ra dài hay ngắn. - Không gian, hoàn cảnh diễn ra hành vi xâm phạm. - Số lượng người xâm phạm và người bị xâm phạm.
Người có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho chính người đó.