Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, điều 2, điều 22.

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 44 - 46)

3.2 KIẾN NGHỊ VỀ LỘ TRÌNH THỰC THI LUẬT BIỂU TÌNH3.2.1 Thí điểm Luật biểu tình 3.2.1 Thí điểm Luật biểu tình

3.2.1.1 Nội dung đề xuất

Luật hóa biểu tình là một vấn đề bách thiết thể hiện đặc trưng của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời cũng đáp ứng các nhu cầu hiện tại về biểu tình trong quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, việc đưa các quy định về biểu tình thực thi nhanh chóng trong đời sống nhân dân là việc làm cấp bách nhất.

Tuy nhiên, việc ban hành Luật biểu tình là một vấn đề mới trong hệ thống pháp luật nước ta, Nhà nước chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, cũng như việc đánh giá hết những rủi ro, trở ngại khi Luật được thực thi trong đời sống. Chính vì vậy, người viết đề xuất, sau khi Luật biểu tình có hiệu lực và trước khi Luật biều tình được thực thi rộng rãi trong cả nước, chúng ta cần quy định: thí điểm Luật biểu tình ở một số tỉnh, thành phố.

3.2.1.2 Ý nghĩa của việc thí điểm Luật biểu tình ở nước ta

Biểu tình là một vấn đề phức tạp, có sức ảnh hưởng hưởng rộng đến các nhóm đối tượng khác, cho nên, trước khi Luật biểu tình được thực thi rộng tải trong đời sống nhân dân, việc thí điểm Luật biểu tình ở một số nơi sẽ mang tính tích cực, đồng thời kiểm tra tính khả thi và quyết định sự sống còn của Luật.

Vấn đề biểu tình là một hoạt động hết sức nhạy cảm, và ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Nên các lực lượng chống đối Nhà nước dễ dàng lợi dụng tình hình này để kích động quần chúng tạo nên các cuộc biểu tình nhằm thực hiện ý đồ chính trị của mình. Vì vậy, việc thí điểm Luật biểu tình sẽ là cơ hội để chúng ta tập dượt, nhằm rút tỉa kinh nghiệm từ thực tế đã diễn ra.

Mặt khác, trong công tác quản lý, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động biểu tình ở nước ta thì đây là vấn đề mới mẻ, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này nên các nguy cơ, rủi ro xảy ra do không lường trước hết hậu quả là điều đương nhiên. Cho nên, việc thí điểm Luật biểu tình sẽ hạn chế lại một phần nào những nguy cơ, rủi ro ấy. Đồng thời tại địa bàn thí điểm, Nhà nước sẽ có hướng nhìn tổng quát hơn về vấn đề biểu tình, thấy rõ những tiềm tàng còn ẩn chứa bên trong, từ đó sẽ có những quyết sách đúng đắn phù hợp với tình hình.

Luật biểu tình là sự mong mỏi của đại bộ phận nhân dân, đây được coi là cơ sở để quần chúng nhân dân được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình một cách chính thức. Nên, trong lộ trình thực thi Luật biểu tình ở nước ta, để Luật biểu tình nhanh chóng đi vào đời sống pháp luật của nhân dân và được thực thi một cách trọn vẹn thì việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật biểu tình là vấn đề không thể thiếu.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện chức năng thống nhất quản lý các nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội…Trong đó bao gồm nhiệm vụ ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật trong lĩnh vực pháp luật.61 Đồng thời, căn cứ ở điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta thì Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành luật. Vì vậy, trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn( Nghị định) thi hành Luật biểu tình là của Chính phủ.

Để bảo đảm Nghị định của Chính phủ nhanh chóng có tác dụng tích cực cùng với Luật biểu tình, thì công tác dự thảo Nghị định của Chính phủ cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất, để khi Luật biểu tình có hiệu lực, cũng là lúc Nghị định bắt đầu có hiệu lực. Việc chuẩn bị này có ý nghĩa, tránh trường hợp Luật biểu tình ban hành đã lâu, nhưng văn bản hướng dẫn thực thi cụ thể trong đời sống chưa có, dẫn đến Luật biểu tình trở thành “luật treo” và mất đi ý nghĩa, mục đích ban đầu của việc xây dựng, ban hành Luật. Mặt khác, Luật biểu tình là sự mong đợi của nhân dân, việc chậm rãi ban hành văn bản hướng dẫn sẽ tạo tâm lý chờ đợi, bất bình trong quần chúng nhân dân.

Như vậy, nhiệm vụ ban hành văn bản hướng dẫn (Nghị định) thi hành Luật biểu tình của Chính phủ là một công việc không kém phần quan trọng để đảm bảo Luật biểu tình được thực thi trọn vẹn trong đời sống nhân dân. Vì chỉ khi có văn bản hướng dẫn thi hành thì những quy định trong Luật biểu tình mới mang tính khả thi và được thực hiện như chính tinh thần của nhà làm luật.

3.2.3 Thuận lợi và khó khăn khi thực thi Luật biểu tình

3.2.3.1 Thuận lợi

Nhìn nhận vấn đề biểu tình một cách toàn diện nhất trong điều kiện và hoàn cảnh của đất nước ta, việc thực thi Luật biểu tình trong đời sống pháp luật của nhân dân sẽ mang tính tính cực, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đồng thời đáp ứng các nhu cầu hiện tại trong quần chúng nhân dân. Đáp lại, đại bộ phần quần chúng nhân dân sẽ thể hiện sự đồng thuận của mình trước việc Luật biểu tình được ban hành. Vì chỉ có Luật biểu tình được ban hành thì những ý kiến, quan điểm bày tỏ về các vấn đề xã hội của quần chúng mới

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 44 - 46)