Hiến pháp năm 1992, điều 50.

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 29 - 34)

Điển hình như cuộc bạo động năm 2003 tại Gia Lai và Đắc Lắc là một ví dụ. Dưới sự kích động của lực lượng chống đối, những người dân tộc thiểu số mang vũ khí các loại, tập trung chiếm trụ sở của chính quyền, đập phá nhiều công trình công cộng. Hành động bạo lực này là có chủ ý và có sự chuẩn bị từ trước nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và lập nên Nhà nước tự trị Đề Ga.45

Gần đây nhất là từ ngày 30/4 – 6/5/2011 tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã có hàng nghìn người dân tộc Mông nghe theo kẻ xấu, đến tụ tập dựng lán trại để cầu nguyện, đón vua Mông với mục đích thành lập Vương quốc Mông.46

Trước tình hình như vậy, nếu Nhà nước mạnh tay đàn áp những người tham gia bằng vũ lực thì các lực lượng chống đối sẽ rêu rao trước cộng đồng thế giới vì Nhà nước đã xâm phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Còn nếu không có động thái để giữ gìn trật tự công cộng thì có thể tính mạng, sức khỏe của nhiều người khác bị ảnh hưởng.

* Tình hình trật tự xã hội

Trong xu thế hội nhập với quốc tế, đời sống của nhân dân nước ta ngày càng được cải thiển, người dân không chỉ lo đến chuyện cơm ăn, áo mặc hằng ngày mà còn quan tâm đến các vấn đề của xã hội, của đất nước và trên thế giới.

Trong xu thế phát triển của xã hội luôn kèm theo các vấn đề phức tạp nảy sinh, dễ tạo sự phản ứng trong quần chúng, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội tại địa phương. Trên thực tế, trong những năm qua, biểu tình đã xảy ra ở nhiều nơi và mỗi nơi người dân biểu tình theo những cách mà mình cho là đúng. Khi có đám đông biểu tình diễn ra như trên làm cho nhiều người dân muốn tìm hiểu xem việc gì xảy ra và hậu quả là khi có biểu tình thường kèm theo ách tắc giao thông, hoặc trật tự công cộng bị đảo lộn.

Mặt khác, trong tình hình nước ta hiện nay, trước hành động xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng của Trung Quốc trên biển Đông đã tạo làn sóng phản ứng dư luận mạnh mẽ trong quần chúng. Một bộ dân cư tại các thành phố lớn đã xuống đường biều tình phản đối hành động trên của Trung Quốc. Do chưa có sự điều chỉnh của pháp luật, nên hầu hết các cuộc xuống đường phản đối của người dân đều không có sự điều khiển chung, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, cản trở giao thông, sinh hoạt của những người dân trên địa bàn mà đoàn biểu tình đi qua.

45 Hoàng Hải Vân- Võ Ba: Sự thật ở Tây Nguyên: loại tên khủng bố khỏi diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Báo điện tử Việt Báo, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Su-that-o-Tay-Nguyen-Loai-ten-khung-bo-khoi-dien-dan-Lien-hiep- Báo, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Su-that-o-Tay-Nguyen-Loai-ten-khung-bo-khoi-dien-dan-Lien-hiep-

quoc/45111037/157/ , [truy cập ngày 23/10/2012].

46 Vietnam+: Xét xử sơ thẩm vụ "phá rối an ninh" tại Mường Nhé, báo điện tử Tuổi Trẻ, http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/106486,Xet-xu-so-tham-vu-pha-roi-an-ninh-tai-Muong-Nhe.ttm, [truy cập ngày 7/9/2012]. tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/106486,Xet-xu-so-tham-vu-pha-roi-an-ninh-tai-Muong-Nhe.ttm, [truy cập ngày 7/9/2012].

2.2.3.2 Cơ sở đề xuất

Từ thực tế ở nước ta trong nhiều năm nay, các lực lượng chống đối Nhà nước ta thường kích động, lôi kéo, dụ dỗ người dân biểu tình ở nhiều địa phương. Hệ quả của các cuộc biểu tình này là làm mất ổn định xã hội.

Do nước ta, chưa có luật biểu tình nên chưa có sự phân biệt giữa quyền biểu tình với quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp. Cho nên, các lực lượng chống đối thường đồng nhất quyền biểu tình vào quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp để tụ tập đông người và đưa ra những thông tin sai lệch, gây hoang mang trong nhân dân hoặc chống phá chính quyền.

Đồng thời, việc các lực lượng chống đối có thể tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước bằng hình thức biểu tình một phần là do sự nhận thức kém của người dân nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, nhưng một phần cũng không kém quan trọng là do việc chúng ta thiếu những quy định về mặt pháp lý trực tiếp điều chỉnh vấn đề biểu tình từ đó tạo ra khe hở để những thế lực nêu trên lợi dụng. Khi an ninh chính trị không ổn định thì rất khó để quản lý đất nước, phát triển kinh tế.

Trong xu thế phát triển xã hội, việc người dân tham gia biểu tình để biểu thị thái độ của mình về một vấn đề trong và ngoài nước là điều tất yếu. Thế nhưng, do chúng ta chưa có Luật biểu tình nên công tác quản lý của Nhà nước đối hoạt động biểu tình của người dân còn nhiều bất cập. Điển hình như việc người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông là lẽ đương nhiên, là tinh thần dân tộc được đoàn kết lại nhằm bảo vệ chủ quyền. Thế nhưng, chúng ta không thể ngăn cản được việc làm đó của người dân, mà thực tế chúng ta lại chưa có Luật biểu tình điều chỉnh về vấn đề này, nên hầu hết các cuộc xuống đường của người dân đều diễn ra trong lộn xộn, làm mất trật tự công cộng.

Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng trên, chúng ta nên xây dựng luật biểu tình để Nhà nước quản lý, kiểm soát xã hội tốt hơn, vừa đảm bảo cho nhân dân có thể tự do biểu tình bày tỏ những bức xúc, tâm tư nguyện vọng của mình. Đồng thời, Luật biểu tình còn là cơ sở để hạn chế đến mức thấp nhất sự lợi dụng của kẻ xấu, đáp ứng yêu cầu của tình hình đất nước trong thời kì mới. Khi Luật Biểu tình được thông qua, sẽ đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, tạo hành lang và chuẩn mực pháp lý, xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia, trang bị những biện pháp và chế tài cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước thực thi pháp luật. Đó là một đòi hỏi cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

2.2.1 Phù hợp với công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

2.2.1.1 Công ước quốc tế Việt Nam tham gia

Thực hiện chủ trương nhất quán của Nhà nước, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế quan trọng, trong đó có các công ước về bảo vệ quyền con người. Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã thừa nhận rằng mọi người sinh ra đều có sẵn các quyền con người căn bản, đều bình đẳng và tự do. Trên tinh thần đó, năm 1977, Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc. Hành động này có nghĩa to lớn, cùng với việc ghi nhận của nhà nước Việt Nam đối với các quyền bất di bất dịch của con người được quy định trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên Hợp Quốc vào năm 1948.

Đến tháng 9/1982, Việt Nam chính thức gia nhập các Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tại đây, nhà nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng, bảo vệ các quyền này cho công dân Việt Nam, và đồng thời cũng thúc đẩy các quyền này trên toàn thế giới.

Từ việc gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người của Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận rằng: mọi công dân Việt Nam từ lúc sinh ra đời đều được hưởng tất cả các quyền con người một cách bình đẳng nhất. Quyền này không phân biệt với bất kỳ công dân nào khác trên thế giới, hoặc quốc gia, màu da, chủng tộc, xuất thân, địa vị, quan điểm chính trị, trình độ phát triển, lịch sử hình thành, v.v…

2.2.1.2 Nghĩa vụ tôn trọng các Công ước quốc tế của Nhà nước đối với việc ban hành Luật biểu tình ở nước ta

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966, và Công ước về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, là những văn bản pháp lý có tính chất quan trọng trong việc xác định các quyền cơ bản của con người. Đặc biệt, đối với các nước là thành viên như Việt Nam thì các văn bản pháp lý đó cần được tôn trọng một cách nghiêm túc, phù hợp với luật pháp quốc tế và trong nước.

Cho nên, nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về quyền biểu tình của công dân đã được ghi nhận trong bản thân các Công ước mà Việt Nam là thành viên. Việc chuyển hóa các quy định của Công ước quốc tế mà Việt Nam là một bên kí kết được quy định cụ thể tại khoản 3, điều 6, Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005: “Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối vơi

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.”

Từ những nhận định trên, yêu cầu thực thi các Công ước quốc tế về quyền con người, nhằm đảm bảo quyền được biểu tình của người dân Việt Nam phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của luật điều ước quốc tế. Nhà nước Việt Nam phải có nghĩa vụ xây dựng cơ chế pháp luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người. Như khoản 1, điều 2, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đã quy định:” mỗi quốc gia thành viên của Công ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền pháp lý của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này…”

Bên cạnh đó, chính sách nhất quán xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Chính sách đó dựa trên nhận thức của Nhà nước ta coi quyền con người là giá trị chung của nhân loại được tạo lập qua sự phấn đấu của các dân tộc qua mọi thời đại. Chính sách tôn trọng quyền con người của Nhà nước Việt Nam- cũng có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

Như vậy, dựa trên nguyên tắc lập pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam khi tham gia các quan hệ quốc tế là:”tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.47 Cho nên, việc Việt Nam tham gia các Công ước quốc tế về quyền con người là sự cam kết mang tính chất chính trị- pháp lý của Nhà nước ta trong sự nghiệp bảo vệ, đảm bảo thực hiện các quyền con người- quyền được biểu tình cho người dân trước cộng đồng thế giới là quan trọng nhất.

2.2.2 Cụ thể hóa quy định tối cao của Hiến pháp

2.2.2.1 Hiến pháp là văn bản pháp lý có tính tối cao nhất ở Nhà nước Việt Nam XHCN quy định về quyền biểu tình

* Tính tối cao của Hiến pháp

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Ở nước ta Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một 47Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, điều 3.

trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, có giá trị chính trị- pháp lý lớn.48

Các quy định của Hiến pháp ở nước ta là những quy định xác lập, có giá trị phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm đảm bảo tính thống nhất cho hệ thống pháp luật trong cả nước. Chính vì thế, điều 146 của Hiến pháp đã khẳng định: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp”.

Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện trước hết qua việc ghi nhận chủ quyền tối cao của nhân dân, Hiến pháp là sản phẩm tinh thần từ nhân dân mà ra. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải thuộc quyền của nhân dân nói chung, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân - Quốc hội thông qua theo một trình tự thủ tục đặc biệt. Ngoài ra, trong một nhà nước pháp quyền, tính tối cao và bất khả xâm phạm của Hiến pháp đòi hỏi phải được tuân thủ tuyệt đối.

Như vậy, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước, thể hiện tư tưởng của nhân dân, là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ở bất cứ quốc gia nào Hiến pháp là biểu tượng của nền dân chủ, là giới hạn của quyền lực nhà nước, là cơ sở pháp lý cao nhất bảo đảm các quyền tự do cá nhân mà không ai có thể hạn chế được.

* Quy định của Hiến pháp về quyền biểu tình ở nước ta

Sau khi giành độc lập, Hồ Chủ tịch đã ra sắc lệnh quy định về quyền biểu tình cảu người dân, đồng thời khẳng định rõ đó là quyền cơ bản cần thiết phải có để đảm bảo quyền dân chủ cho người dân. Khi xây dựng Hiến pháp 1946, quyền này được cụ thể hóa bằng khái niệm tự do hội họp, trong đó có nội hàm về quyền biểu tình. Hiến pháp 1959, 1980 lại một lần nữa khẳng định quyền này.49

Kế thừa tinh thần pháp luật về các quyền tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) đã tái khẳng định lại quyền được biểu tình chính đáng của nhân dân tại Điều 69: : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w