Luật tổ chức chính phủ năm 2001, điều 30.

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 41 - 43)

Về thủ tục đăng kí người viết xin kiến nghị sau:Trước hết, Ban đại diện của người biểu tình tùy theo phạm vi mà mình biểu tình sẽ nộp hồ sơ đăng kí tại UBND cấp huyện,

hoặc UBND cấp tỉnh, hoặc Văn phòng Chính phủ. Hồ sơ đăng kí biểu tình cần có :

- Giấy đăng kí biểu tình

- Giấy cam kết của Ban đại diện

- Bản sao hộ khẩu thường trú của các thành viên trong Ban đại diện (có chứng thực)

- Bản sao Giấy Chứng minh nhân dân của các thành viên trong Ban đại diện (có chứng thực)

* Nội dung của Giấy đăng ký biểu tình

Nội dung của Giấy đăng ký biểu tình cần có những nội dung cơ bản sau: - Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc cuộc biểu tình;

- Địa điểm tổ chức biểu tình;

- Số lượng người tham gia lúc đầu và những người sẽ tham gia; - Lý do, mục đích biểu tình;

- Thành phần Ban đại diện (họ, tên, địa chỉ thường trú);

* Nội dung của Giấy cam kết của Ban đại diện

Giấy cam kết của Ban đại diện những người biểu tình cần thể hiện rõ cam kết của Ban đại diện với cơ quan chức năng về những nội dung mà mình đã đăng kí và việc tuân theo pháp luật về biểu tình của những người biểu tình.

3.1.3.3 Kiến giải về việc kiến nghị xây dựng quy trình và thủ tục đăng kí biểu tình

* Quy trình đăng kí biểu tình

Biểu tình là một vấn đề hết sức phức tạp, nên việc xây dựng một quy trình cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người biểu tình và cơ quan quản lý dễ dàng thực hiện, giám sát, quản lý hoạt động biểu tình trong từng khu vực hành chính. Đây là điều cần thiết nhất. Cho nên, việc đề xuất này, người viết có một số kiến giải sau:

Trường hợp A: cuộc biểu tình diễn ra ở một huyện, hoặc một quận của một tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương)

Trong trường hợp này, do cuộc biểu tình chỉ diễn ra trong phạm vi một huyện (quận), đồng thời, căn cứ theo việc phân chia đơn vị quản lý hành chính ở nước ta thì UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý về các mặt, trong đó bao gồm lĩnh vực: quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn .53 Cho nên, việc quy trình đăng kí biểu tình chỉ được thực hiện tại UBND cấp huyện.

Mặt khác, về cơ cấu tổ chức thì Cơ quan công an cấp huyện là cơ quan chuyên môn, có trách nhiệm quản lý về an ninh và trật tự xã hội trên địa bàn cấp huyện. Đồng thời tham mưu cho UBND cấp huyện về lĩnh vực mà mình chuyên trách.54

Vì vậy, trong trường hợp này, UBND cấp huyện cần có sự tham mưu từ Cơ quan công an cấp huyện để quyết định cho phép hoặc không cho phép một cuộc biểu tình.

Trường hợp B: cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều huyện, quận của một tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương)

Trong trường hợp này, do cuộc biểu tình chỉ diễn ra trong phạm vi một tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), đồng thời, căn cứ theo việc phân chia đơn vị quản lý hành chính ở nước ta thì UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý về các mặt, trong đó bao gồm lĩnh vực: quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) đó.55 Cho nên, việc quy trình đăng kí biểu tình chỉ được thực hiện tại UBND cấp tỉnh.

Mặt khác, về cơ cấu tổ chức thì Cơ quan công an cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn, chịu trách nhiệm quản lý về an ninh và trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời là cơ quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh về lĩnh vực mà mình chuyên trách.56

Vì vậy, trong trường hợp này UBND cấp tỉnh cần có sự tham mưu từ Cơ quan công an cấp tỉnh để quyết định có thể cho phép hoặc không cho phép một cuộc biểu tình.

Trường hợp C: cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương)

Trong trường hợp này, do cuộc biểu tình chỉ diễn ra trong phạm vi nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), đồng thời, căn cứ theo điều 118, Hiến pháp năm 1992 của việc phân chia đơn vị quản lý hành chính ở nước ta thì Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý về các mặt, trong đó bao gồm lĩnh vực: quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội…

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 41 - 43)