Phạm Ngọc Anh: Quyền con người ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp đảm bảo phát triển, Tạp chí

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 25 - 26)

luật hóa quyền biểu tình, cũng như thực thi các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước pháp quyền cần đặt ra.

Biểu tình ngày nay trở thành một vấn đề chung của xã hội, đặc biệt hơn, biểu tình còn thu hút một số lượng đông đảo quần chúng tham gia, làm nảy sinh nhiều phức đề phức tạp. Để quản lý tốt vấn đề này, việc quy định thành luật là nhiệm vụ không thể thiếu trong Nhà nước pháp quyền. Vì chỉ có một hệ thống pháp luật phát triển, đủ mạnh mới có thể đặt vấn đề biểu tình của người dân dưới sự quản lý tốt nhất của pháp luật.

Như vậy, từ những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, việc luật hóa quyền biểu tình của người dân thành Luật biểu tình ở nước ta là một lẽ tất yếu, phù hợp với bản chất của Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tôn trọng đầy đủ tính tối cao của Hiến pháp, cũng như đặt sự quản lý xã hội của Nhà nước dưới một hệ thống pháp luật. Đây được coi như là điều kiện cần thiệt để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa dân chủ và tiến bộ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, lấy mục tiêu luôn đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển của xã hội hiện đại.

* Ban hành Luật biểu tình- điều kiện tồn tại của Nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền chỉ tồn tại với hai điều kiện cơ bản:

- Thứ nhất, phải có đảm bảo dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân, bởi vậy, đòi hỏi nhà nước phải có phương pháp quản lý hiệu quả, nhằm đảm bảo tự do dân chủ của nhân dân.

- Thứ hai, phương pháp quản lý đó bằng pháp luật, những nội dung dân chủ được xác định dưới hình thức luật. Bởi vì, pháp luật là hình thức tượng trưng cho sự công bằng, phổ biến có thể điều chỉnh hành vi của mọi người, đặc biệt là xác định quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như của nhà nước.

Hai điều kiện đó gắn bó với nhau, không thể thiếu khi xác định là Nhà nước pháp quyền. Trong Nhà nước pháp quyền, nhân dân được coi là chủ tối cao. Do đó, Nhà nước phải phục tùng xã hội, nhưng không phải là ý chí của từng người, mà là ý chí chung của toàn xã hội được thể hiện trong pháp luật. 37

Từ việc xác định điều kiện tồn tại của Nhà nước pháp quyền, việc luật hóa vấn đề biểu tình là cơ sở để đảm bảo các quyền về tự do, dân chủ của người dân được thực thi, biểu hiện tính chất quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể quyết định sự tồn tại

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 25 - 26)