Hiến pháp năm 1946, điều 10, Hiến pháp năm 1959, điều 25, Hiến pháp năm 1980, điều 67.

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 34 - 35)

Như vậy, biểu tình là một quyền cơ bản của người dân mà Hiến pháp đã quy định thể hiện tính tự do, dân chủ, nhân quyền của chế độ ta, không một ai có thể bác bỏ được quyền này của nhân dân Việt Nam.

2.2.2.2 Luật hóa quyền biểu tình theo quy định của Hiến pháp là điều tất yếu ở nước ta

Trong điều kiện nước ta hiện nay, luật hóa vấn đề biểu tình là điều hoàn toàn phù hợp với chủ trương xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh của Nhà nước ta đã đề ra. Như điều 3, Hiến Pháp năm 1992 đã ghi nhận: “Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh…”

Biểu tình là quyền cơ bản của nhân dân mà Hiến pháp đã quy định, là nhu cầu của người dân, của xã hội, chứng tỏ xã hội ta đã đạt được một trình độ phát triển mới về dân chủ, dân trí và nhân quyền, nên Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra có trách nhiệm phải ban hành Luật ấy.

Ban hành Luật biểu tình là một bước tiến về lập pháp, làm cho xã hội ta phát triển một cách dân chủ, công bằng và văn minh hơn cùng với sự phát triển của nhân loại. Sự cần thiết xây dựng một đạo luật mới không xuất phát từ nhu cầu hay nhận thức chủ quan của đại biểu Quốc hội hay năng lực của cơ quan quản lý nhà nước. Chúng ta xây dựng Luật là để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đất nước và quyền lợi của nhân dân, làm cho các quan hệ xã hội diễn ra một cách trật tự, ổn định, văn minh hơn. Đồng thời, một đạo luật ngoài việc tạo hành lang và chuẩn mực pháp lý cho những quan hệ xã hội phát triển, còn trang bị những biện pháp và chế tài phù hợp cho cơ quan quản lý nhà nước.

Như vậy, Hiến pháp năm 1992 đã quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật biểu tình để cụ thế hóa vấn đề này. Trong khi đó, biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà nó gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do con người trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp..nghĩa là quyền được biểu tình của người dân. Nếu loại quyền tự do này ra khỏi Hiến pháp thì đó là điều bất bình thường.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 34 - 35)