Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, điều 1, 14, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, điều 92, 109.

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 38 - 41)

nhân dân, tạo nên các cuộc biểu tình nhằm đòi hỏi các yêu sách phi lý, trái với đường lối, chính sách của Nhà nước. Trong khi đó, mục đích sâu xa của các lực lượng chống đối là biến các cuộc biểu tình này manh nha thành các cuộc bạo động, lật đổ Nhà nước.

Thứ hai, do đây là những khu vực biên giới tiếp giáp với nhiều nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia nên trong quan hệ giao lưu giữa nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới với các nước sẽ có nhiều vấn đề phát sinh mẫu thuẫn. Đặc biệt, các vấn đề tranh chấp về chủ quyền biển đảo, biên giới trên đất liền sẽ là những đề tài biểu tình của người dân tại khu vực biên giới. Lợi dụng tình hình này, các lực lượng chống đối sẽ kích động lòng thù hằn dân tộc, tạo nên các cuộc biểu tình tại khu vực biên giới. Điều này sẽ làm ảnh hưởng gián tiếp đến hiểu quả đấu tranh của Nhà nước ta trên phương diện ngoại giao quốc tế, làm cho tình hình mẫu thuẫn giữa nhân dân hai nước ngày càng thêm trầm trọng. Ở đây, mục đích sâu xa của các lực lượng chống đối là gây sức ép đối với Nhà nước, làm bất ổn đất nước, lợi dụng tình hình này các lực lượng chống đối sẽ trỗi dậy và giành quyền lợi về mặt chính trị.

Thứ ba, hầu hết các khu vực biên giới ở nước ta là những nơi hẻo lánh, địa bàn hiểm trở, cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật chưa phát triển, đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế. Cho nên, với những điều kiện như vậy, việc quản lý, giám sát một cuộc biểu tình tại khu vực biên giới sẽ bộc lộ nhiều bất cập, không thể lường trước được. Mặt khác, nếu các cuộc biểu tình đó là chủ đích, âm mưu của các lực lượng chống đối nhằm gây phương hại đến an ninh quốc gia thì việc trở tay, đối phó với các cuộc bạo động như vậy sẽ là rất khó khăn và chậm trễ.

3.1.3 Quy trình, thủ tục đăng kí hoạt động biểu tình

3.1.3.1 Quy trình đăng kí biểu tình

Một trong những đặc điểm của hoạt động biểu tình là có sự tham gia của nhiều người, trong suốt cuộc biểu tình sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rất phức tạp, khó lường trước được. Vì vậy, khi xây dựng Luật biểu tình chúng ta cần quy định rõ việc người dân muốn biểu tình thì phải tuân theo một quy trình cụ thể. Đồng thời quy trình này phải được sự xem xét từ những cơ quan cơ quan chức năng.

Để một cuộc biểu tình diễn ra hợp pháp, người viết xin đề xuất Luật biểu tình cần quy định một quy trình cụ thể như sau:

Sơ đồ quy trình:

Diễn giải quy trình:

Trường hợp A: cuộc biểu tình diễn ra ở một huyện, hoặc một quận của một tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương)

Trước hết, những người biểu tình cần cử ra một Ban đại diện cho mình. Ban đại diện này chịu trách nhiệm tổ chức và điều phối cuộc biểu tình. Nếu cuộc biểu tình chỉ diễn ra trong phạm vi một huyện, quận thì Ban đại diện sẽ nộp hồ sơ đăng kí biểu tình tại UBND cấp huyện.

Sau khi nhận hồ sơ đăng kí biểu tình, UBND cấp huyện sẽ chuyển hồ sơ đăng kí biểu tình cho Cơ quan công an(cấp huyện) để nghiên cứu và tham mưu cho UBND về tính chất, quy mô, những khả năng bạo lực có thể nảy sinh.

Sau khi nghiên cứu, Cơ quan công an sẽ trả lại hồ sơ cho UBND cấp huyện và tham mưu việc có nên hoặc không nên cho phép biểu tình.

Sau khi được sự tham mưu từ Cơ quan công an, UBND cấp huyện sẽ ra quyết định cho hoặc không cho phép biểu tình.

Trường hợp B: cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều huyện, quận của một tỉnh, thành phố

Gửi hồ sơ đăng kí

Hình 1: Sơ đồ quy trình đăng kí biểu tình

Người biểu tình

Ban đại diện Người biểu tình Chính phủ (VPCP) UBND cấp Huyện Công an cấp Bộ Công an cấp Huyện UBND cấp Tỉnh Công an cấp Tỉnh (A) (B) (C) 2 1 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Đăng ki Tham mưu

Cho phép hoặc không

Đăng ki Gửi hồ sơ đăng kí

Tham mưu

Đăng ki

Gửi hồ sơ đăng kí

Tham mưu

Cho phép hoặc không

(trực thuộc trung ương)

Trước hết, những người biểu tình cần cử ra một Ban đại diện cho mình. Ban đại diện này chịu trách nhiệm tổ chức và điều phối cuộc biểu tình. Nếu cuộc biểu tình chỉ diễn ra trong phạm vi nhiều huyện, quận thì Ban đại diện sẽ nộp hồ sơ đăng kí biểu tình tại UBND tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương).

Sau khi nhận hồ sơ, UBND cấp tỉnh sẽ chuyển hồ sơ đăng kí biểu tình cho Cơ quan công an (cấp tỉnh) để nghiên cứu và tham mưu cho UBND về tính chất, quy mô, những khả năng bạo lực có thể nảy sinh.

Sau khi nghiên cứu, Cơ quan công an sẽ trả lại hồ sơ cho UBND và tham mưu việc có nên hoặc không nên cho phép biểu tình.

Sau khi được sự tham mưu từ cơ quan công an, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định cho hoặc không cho phép biểu tình.

Trường hợp C: cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương)

Trong trường hợp cuộc biểu tình diễn ra trong phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước thì người biểu tình cần tuân theo quy trình sau:

Trước hết, những người biểu tình cần cử ra một Ban đại diện cho mình. Ban đại diện này chịu trách nhiệm tổ chức và điều phối cuộc biểu tình.

Nếu cuộc biểu tình diễn ra trong phạm vi nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) thì Ban đại diện sẽ nộp hồ sơ đăng kí biểu tình tại Văn phòng Chính phủ.52

Sau khi nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ sẽ chuyển hồ sơ đăng kí biểu tình cho Cơ quan công an (cấp Bộ) để nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ về tính chất, quy mô, những khả năng có thể xảy ra.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Cơ quan công an sẽ trả hồ sơ lại cho Văn phòng Chính phủ và tham mưu việc có nên hoặc không nên cho phép biểu tình.

Sau khi được sự tham mưu từ cơ quan công an, Chính phủ sẽ ra quyết định cho hoặc không cho phép biểu tình.

3.1.3.2 Thủ tục đăng ký biểu tình

Để một cuộc biểu tình diễn ra hợp pháp, người biểu tình cần đăng kí tại trụ sở UBND cấp huyện, hoặc UBND cấp tỉnh, hoặc Văn phòng Chính phủ và phải qua sự xét duyệt từ những cơ quan này.

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 38 - 41)