Bộ luật hình sự năm 1999, điều 12, điều 69, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012( hiệu lực từ tháng 07/2013), điều 5.

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 37 - 38)

Việc các chủ thể này, người viết có một số kiến giải như sau:

Căn cứ theo điều 118, Hiến pháp năm 1992 và điều 4, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì đơn vị hành chính của Nhà nước ta được chia theo 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Việc phân chia này tạo sự quản lý đồng bộ của các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương. Cho nên, việc quản lý, giám sát hoạt động biểu tình cần được phân chia theo sự phân chia đơn vị hành chính là hợp lý, rõ ràng, nhằm tránh sự chồng chéo trong công tác.

UBND cấp huyện, tỉnh và Chính phủ là những cơ quan hành chính có trách nhiệm quản lý các vấn đề xã hội theo thẩm quyền của mình.51 Biểu tình là một vấn đề mang tính xã hội, dễ làm tổn hại đến quyền lợi của các nhóm đối tượng khác, trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Cho nên, trách nhiệm của việc quản lý, giám sát các cuộc biểu tình thuộc về trách nhiệm của các cơ quan này.

3.1.2. Phạm vi áp dụng

3.1.2.1 Hạn chế khu vực biểu tình

Căn cứ theo điều 82, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì Luật biểu tình khi ban hành là một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực( phạm vi áp dụng) trên toàn quốc và đối với các tổ chức, cá nhân và có thể được quy định hạn chế nhằm đảm bảo quyền lợi của quốc gia. Vì vậy, khi xây dựng biểu tình chúng ta nên quy định với nội dung: hạn chế biểu tình ở một số khu vực biên giới nhạy cảm như: vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…

Việc quy định hạn chế biểu tình ở một số khu vực này, sẽ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa từ xa đối với hành động của các lực lượng chống đối nhằm xúi giục người dân, lợi dụng khu vực biên giới biểu tình gây bất ổn khu vực, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia.

3.1.2.2 Kiến giải

Việc đề xuất khi xây dựng Luật biểu tình cần quy định hạn chế biểu tình ở một số khu vực biên giới, người viết có 03 luận điểm kiến giải sau:

Thứ nhất, các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…là những khu vực biên giới tập trung sinh sống nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, với nhiều quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Trong khi đó, đại bộ phận trình độ dân trí của người dân nơi đây còn thấp, những hiểu biết về pháp luật của Nhà nước còn rất hạn chế. Lợi dụng tình hình này, các lực lượng chống đối dễ dàng kích động, gây mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng

Một phần của tài liệu luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w