trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015
Dự báo cầu theo phương pháp chuỗi thời gian
Giả định rằng cầu mặt hàng điện tử bán ra trên thị trường Hà Nội thay đổi tuyến tính theo thời gian, vì cầu mặt hàng này thường có tính thời vụ (tăng lên mạnh vào các tháng giáp Tết) nên ta có thể xác định phương trình như sau:
Q = a + bt + cD
Hàm hồi quy: Qˆ =aˆ+bˆt+cˆD
Trong đó: Q là cầu mặt hàng điện tử trên địa bàn Hà Nội (đơn vị: chiếc); t là biến số thời gian (tháng), D là biến giả (D = 1 nếu ở các tháng từ 11 đến tháng 2, D = 0 nếu ở các tháng còn lại) ; a là hệ số chặn, b và c là hệ số góc.
Sử dụng 15 tháng quan sát từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2013 với t nhận giá trị từ 1 đến 15 ứng với các tháng từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2013. D nhận giá trị 1 ở các giá trị t = 1,2,11,12,13,14; các tháng còn lại nhận giá trị D = 0.
Tiến hành chạy phần mềm Eviews ta được bảng kết quả sau:
Hình 2.2. Kết quả ước lượng hàm cầu theo biến thời gian
Từ kết quả phân tích hồi quy bằng phần mềm Eviews ta được phương trình dự báo cầu theo phương pháp chuỗi thời gian là:
6,108850D 8,401628t
436,3434
Qˆ = + +
- Ý nghĩa của các hệ số ước lượng
0 401628 ,
8
ˆ= >
b . Điều này chứng tỏ cầu mặt hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim là tăng theo thời gian, mỗi tháng tăng trung bình 8,401628 (chiếc). 0 10885 , 6 ˆ= >
c . Điều này chứng tỏ cầu mặt hàng điện tử tăng vào các thời điểm giáp Tết. Lúc đó người dân thường có tâm lý muốn mua sắm và tu sửa nhà cửa đồng thời cũng là sử dụng thu nhập của một năm làm việc để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân.
Kết luận: Lượng cầu mặt hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn
Kim thay đổi theo thời gian và mang tính mùa vụ. Thời kỳ cao điểm là vào các tháng
giáp Tết do nhu cầu mua sắm của người dân thời điểm đó là rất cao. Vì vậy công ty cần có những chiến lược hợp lý nhằm tận dụng tối đa những thời điểm đó để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời lấy được cảm tình của khác hàng như là mở các đợt khuyến mại hay giảm giá …
Dự báo cầu mặt hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim trên thị trường Hà Nội cho đến năm 2015 theo chuỗi thời gian
Từ kết quả ước lượng thu được từ phần mềm Eviews ở trên ta được phương trình hàm cầu: Qˆ =436,3434+8,401628t+6,108850D.
Với t = 1 tại tháng 1/2012, t = 2 tại tháng 2/2012, ... và t = 48 tại tháng 12/2015. Giả sử các yếu tố giá, thu nhập và dân số không thay đổi, cầu về mặt hàng điện tử tăng theo phương trình ước lượng trên. Ta dự báo được cầu về mặt hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim như sau:
Bảng 2.5. Kết quả dự báo cầu mặt hàng điện tử
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Cầu mặt hàng điện tử (Q) 7194,363 8384,423 9594,257
Biểu đồ 2.2. Dự báo cầu mặt hàng điện tử cho đến năm 2015
Như vậy từ biểu đồ có thể thấy từ tháng 4/2013 đến tháng 12/2015, tổng lượng cầu mặt hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim sẽ là 23473.04 (chiếc). Tốc độ tăng trung bình về cầu mặt hàng điện tử trên địa bàn Hà Nội là 1%/năm.
Kết luận: Dựa vào kết quả dự báo cầu mặt hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim như tác giả vừa thực hiện nêu trên có thể thấy từ nay cho đến năm 2015 nhu cầu về mặt hàng điện tử của công ty sẽ tăng tuy nhiên chỉ tăng khoảng 1%/năm. Vì vậy công ty cần có các giải pháp nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. Điều này sẽ giúp cho công ty có thể cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp khác đồng thời góp phần làm tăng doanh thu và vị thế của công ty hơn nữa.
2.4.Các kết luận và phát hiện rút ra qua phân tích đến cầu mặt hàng điện tử của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim trên địa bàn Hà Nội