- Thị hiếu của người tiêu dùng
2.1.2.2. Nhân tố khách quan 21 v xvii
- Các yếu tố kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v.. Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên.
Yêú tố lạm phát cũng ảnh hưởng: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ.
Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm.
Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm.
- Số lượng các đối thủ cạnh tranh
Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Ngoàira tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiểp trên thị trường.
- Thị hiếu của người tiêu dùng
Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với họ.
2.2. Phân tích cầu mặt hàng điện tử của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2012
2.2.1. Thực trạng về cầu mặt hàng điện tử của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim
Thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là thị trường ngành kinh doanh siêu thị điện tử, điện máy hiện nay đang trong giai đoạn tăng trường và phát triển, được đánh giá là ngành hấp dẫn sức đầu tư.
Việt Nam được nhận định là thị trưừng hàng đầu về tiêu dùng hàng hi-tech trong tương lai. Khát khao sớ hữu những phương tiện hiện đại cùa người Việt Nam được nhìn
nhận cao hơn cả nhừng nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil
Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường, doanh số thị trường bán lẻ mặt hàng điện máy của Việt Nam năm 2008 rất lớn, lên tới 3,9 tỷ USD, và có tốc độ tăng trưởng lên đến 30- 40%/năm trong giai đoạn 2008 - 2010. Số liệu khảo sát nghiên cứu thị trường cho biết, tính trung bình, người Việt Nam chi 743 USD/năm cho việc mua sắm các sản phẩm điện máy, chiếm 2,6% thu nhập. Nguyễn Kim nằm trong top đầu về kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam.
Bảng 2.1. Doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ trên cả nước
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty
Biểu đồ 2.1. Doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ trên cả nước
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty
Ngoài ra, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng những năm gần đây đang chuyển dần từ các chợ điện tử truyền thông sang kênh siêu thị bán lẻ chuyên ngành với mô hình phân phối hiện đại. Sức mua tại các siêu thị ngày càng tăng cao nhờ không gian mua sắm thoái mái, hàng hóa trưng bày bắt mắt và người mua nhận được nhiều dịch vụ
tiện ích. Trước c ơ hội mở ra trong một thị trường đông dân cư với phân lớn người dân đang có thu nhập ngày càng tăng, cộng với sự phát triển nhanh chóng cua công nghệ điện từ đang ngày càng rút ngắn dòng đời một sản phẩm khiến cho việc mua sắm, thay đổi đồ dùng điện tử diễn ra liên tục vả ngày càng sôi động, Nguyễn Kim nhanh chóng xác định hướng mở rộng hệ thống bán lẻ hiện đại cùng tham vọng chiếm lĩnh thị trường
Quả thực, nếu dựa vào số liệu nghiên cứu thị trường, ta thấy Nguyễn Kim đang có thị phần 29- 45 % (tùy theo sản phẩm) thị trường hàng điện máy, điện lạnh và kỹ thuật số của cả nước. Tạp chí bán lẻ châu Á — Retail Asia vừa công bố kết quả khảo sát thị trường bán lẻ của 14 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, 7 nhà bán lẻ hàng đầu cùa Việt Nam được đánh giá cao theo thứ tự là Saigon Co.op mart, SJC, PHJ, Nguyễn Kim, Mobile word, Big C, Parkson. Tỉnh về doanh thu trên mỗi mét vuông kinh doanh, Nguyễn Kim đạt hiệu quả cao nhất với 311,5 triệu đồng/m2/năm so với Saigon Co.op chỉ có 18,9 triệu đồng/m2/năm.
2.2.2. Thực trạng về cầu mặt hàng điện tử của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim trên địa bàn Hà Nội qua phân tích phiếu điều traKim trên địa bàn Hà Nội qua phân tích phiếu điều traKim trên địa bàn Hà Nội qua phân tích phiếu điều traKim trên địa bàn Hà Nội qua phân tích phiếu điều tra Kim trên địa bàn Hà Nội qua phân tích phiếu điều tra
Để phục vụ cho quá trình phân tích cầu và các biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã phát 30 phiếu điều tra tới khách hàng. Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu sơ bộ thu được về tình hình tiêu thụ mặt hàng điện tử của công ty trên địa bàn Hà Nội với đối tượng điều tra chính là các cá nhân đã từng mua và sử dụng hàng của công ty nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng cầu về sản phẩm cũng như tìm ra các biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ mặt hàng điện tử trên địa bàn Hà Nội một cách hiệu quả.
a, Đánh giá về khách hàng của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim
Tác giả sử dụng 2 yếu tố là Tuổi và Thu nhập để chạy phần mềm SPSS từ đó có thể đưa ra các kết luận về nhu cầu mặt hàng điện tử phụ thuộc vào các yếu tố đó như thế nào. Sau đây là một số phân tích về kết quả thu được từ phần mềm SPSS
Đánh giá về độ tuổi khác hàng thường xuyên sử dụng các mặt hàng điện tử:
Bảng 2.2. Kết quả phân tích phiếu điều tra về tuổi của khách hàng
Frequency Percent PercentValid Cumulative Percent
Valid <18 1 3.3 3.3 3.3 18-30 3 10.0 10.0 13.3 30-45 8 26.7 26.7 40.0 45-60 11 36.7 36.7 76.7 >60 7 23.3 23.3 100.0 Total 30 100.0 100.0
Nguồn : Kết quả phân tích trên SPSS
Quan sát tỉ lệ khách hàng theo độ tuổi của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim có thể thấy độ tuổi 45-60 là độ tuổi mua nhiều sản phẩm điện tử nhất, điều này cũng đúng bởi vì đây là lứa tuổi có thu nhập ổn định nhất, vì vậy nhu cầu của họ thường cao hơn các độ tuổi khác. Ngoài ra độ tuổi 30-45 chiếm 26,7%, độ tuổi trên 60 chiếm 23,3%, cao hơn nhiều so với độ tuổi 18-30 và dưới 18 tuổi. Đây là độ tuổi mà thu nhập chưa cao cho nên họ chưa cần đến nhiều mặt hàng điện tử mà quan tâm đến các mặt hàng phục vụ nhu cầu khác hơn. Từ kết quả trên cho thấy công ty đang có chiến lược đúng đắn trong công tác lựa chọn khách hàng, tuy nhiên vẫn cần phải chú trọng hơn vào lứa tuổi 18-30, vì dân số đang trẻ hóa có thể lượng cầu của lứa tuổi này sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Đánh giá về thu nhập khách hàng dựa vào phiếu điều tra :
Bảng 2.3. Kết quả phân tích phiếu điều tra về thu nhập của khách hàng
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <4 2 6.7 6.7 6.7 4-6 9 30.0 30.0 36.7 6-8 11 36.7 36.7 73.3 8-12 1 3.3 3.3 76.7 12-15 2 6.7 6.7 83.3 >15 5 16.7 16.7 100.0 Total 30 100.0 100.0
Nguồn : Kết quả phân tích trên SPSS
Kết quả điều tra về thu nhập có thể vẫn chưa phản ánh được thu nhập thực chất của cá nhân, đối với các cá nhân hoạt động kinh doanh tự do vẫn có nhiều khoản thu
nhập khác mà có thể họ chưa tính đến. Tuy nhiên dựa vào bảng kết quả phân tích có thể thấy thu nhập của người dân trên địa bàn Hà Nội cũng khá là cao. Mức thu nhập trên 15 triệu chiếm tới 16,7%, 2 đối tượng có thu nhập 4-6 triệu và 6-8 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 30% và 36,7%. Đây là 3 đối tượng khách hàng có nhu cầu nhiều nhất về mặt hàng điện tử vì thu nhập của họ có thể đáp ứng được với các loại mặt hàng khác nhau với mức giá có thể chấp nhận được. Nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót trong chiến lược lựa chọn khách hàng của công ty khi mà đối tượng thu nhập từ 8-12 triệu và 12-15 triệu chỉ chiếm 3,3% và 6,7%. Đây là vấn đề đặt ra cho công ty mà công ty cần phải có kế hoạch sửa đổi chính sách để gia tăng sự thu hút khách hàng đối với mặt hàng điện tử hơn.
b, Đánh giá của khách hàng về mặt hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim:
Nhằm điều tra về sự đánh giá của khách hàng về mặt hàng điện tử của công ty, tác giả đưa ra 5 định mức như sau : 1 - rất hài lòng, 2 - hài lòng, 3 - bình thường, 4 - không hài lòng, 5 - rất không hài lòng. Dựa vào điều tra 30 khách hàng trên địa bàn Hà Nội ta có bảng sau :
Bảng 2.4. Đánh giá của khách hàng về mặt hàng điện tử của công ty Nguyễn Kim
Yếu tố 1 2 3 4 5 Điểm trung
bình Chất lượng sản phẩm 23,3 43,3 33,4 2,10 Mẫu mã 13,3 40,0 40,0 6,7 2,40 Giá cả 13,3 26,7 60,0 2,47 Quy trình bán hàng 13,3 33,3 53,4 2,40 Dịch vụ vận chuyển 36,7 36,7 26,7 1,90 Dịch vụ sau bán 20,0 46,7 33,3 2,13
Thái độ nhân viên 40,0 30,0 30,0 1,90
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu trên SPSS
Nhìn vào bảng trên có thể thấy dịch vụ vận chuyển và thái độ nhân viên có giá trị trung bình thấp nhất là 1,90. Còn giá cả là cao nhất với giá trị trung bình là 2,47, sau đó là mẫu mã và quy trình bán hàng với giá trị trung bình là 2,40. Như vậy thái độ nhân viên và dịch vụ vận chuyển ở công ty cổ phần Nguyễn Kim được đánh giá cao nhất. Giá cả, mẫu mã và quy trình bán hàng là bị phàn nàn nhiều nhất. Vì vậy công ty cần cải thiện hơn về các mặt hàng của mình đồng thời cải tiến quy trình bán hàng thật hợp lý để khách hàng có thể thấy thoải mái nhất khi mua sắm ở công ty.
2.2.3 Thực trạng về cầu mặt hàng điện tử của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim trên địa bàn Hà Nội qua ước lượng hàm cầu
Để phân tích thực trạng cầu mặt hàng điện tử dựa trên việc ước lượng cầu, tác giả đã thu thập các số liệu về giá và lượng về mặt hàng Điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim trên địa bàn Hà Nội và sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS. Dựa trên các yếu tố tác động đến cầu về một mặt hàng đã phân tích ở trên.
Hàm cầu: Q = a + bP + cPr + dM + eN
Hàm hồi quy mẫu có dạng : Qˆ =aˆ+bˆP+cˆPr +dˆM +eˆN
Trong đó: Q là lượng cầu về mặt hàng Điện tử (chiếc) P là giá mặt hàng Điện tử (USD)
PR là giá mặt hàng Điện tử ở Topcare (USD) M là thu nhập bình quân người dân Hà Nội (USD) N là dân số Hà Nội (nghìn người)
Tiến hành ước lượng bằng phần mềm Eview theo phương pháp OSL ta được bảng kết quả hồi quy như sau :
Hình 2.1. Kết quả ước lượng hàm cầu mặt hàng điện tử
Nguồn : Kết quả chạy Eviews
Hàm cầu ước lượng được :
Qˆ = 5407,268 - 0,042636P + 0,164520Pr + 0,120245M - 0,780811N
a, Ý nghĩa các hệ số ước lượng :
bˆ = - 0,042636 < 0, cho biết giữa lượng cầu về mặt hàng điện tử và giá có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, phù hợp về mặt lý thuyết kinh tế. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi giá của mặt hàng điện tử tăng 1USD thì lượng cầu về điện tử giảm xuống 0,042636 chiếc/tháng.
cˆ = 0,164520 > 0 biểu hiện mối quan hệ cùng chiều giữa giá mặt hàng điện tử ở siêu thị TopCare và lượng cầu về mặt hàng điện tử, điều này phù hợp với thực tế tình hình kinh doanh ở các siêu thị. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu giá của mặt hàng điện tử tăng thêm 1USD thì lượng tiêu thụ trung bình mặt hàng điện tử sẽ tăng lên 0,164520 chiếc/tháng.
dˆ = 0,120245 > 0 biểu hiện mối quan hệ cùng chiều giữa thu nhập của người dân Hà Nội và lượng cầu mặt hàng điện tử của công ty Nguyễn Kim. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi thu nhập của người dân tăng thêm 1USD/tháng thì lượng cầu về mặt hàng điện tử sẽ tăng thêm 0,120245 chiếc/tháng. Như vậy, mặt hàng điện tử được xem là hàng hóa thông thường.
eˆ = - 0,780811 < 0 thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa dân số Hà Nội với lượng cầu mặt hàng điện tử. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi dân số Hà Nội tăng thêm 1 nghìn người thì lượng cầu về mặt hàng điện tử sẽ giảm 0,780811 chiếc/tháng.
Kết luận: Kết quả thu được vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng về cầu của mặt
hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim. Vì vậy cần đánh giá theo độ co giãn của cầu để có thể thấy rõ hơn tác động của các yếu tố đến lượng cầu sản phẩm của công ty.
b. Đánh giá sự ảnh hưởng của các tác nhân theo độ co giãn
Thực hiện tính hệ số co giãn của cầu theo giá D P
E , theo giá chéoEPDr , và cầu theo thu nhập D
M
E được kết quả như ở phụ lục 4, ta thấy:
- Hệ số co giãn của cầu theo giá: ˆ = .ˆ =0,0506
Q P b ED P , ˆD <1 P
E vì vậy mặt hàng điện tử là loại hàng hóa kém co giãn, không biến động nhiều bởi yếu tố giá. Khi giá mặt hàng điện tử tăng 1% thì lượng cầu đối với mặt hàng này trung bình giảm 0,0506%.
- Hệ số co giãn theo giá chéo: ˆ = .ˆ =0,2015
Q P c ED r
Pr > 0 cho thấy mặt hàng điện tử tại siêu thị TopCare là hàng hóa thay thế cho mặt hàng điện tử của công ty Nguyễn Kim. Khi giá mặt hàng điện tử tại TopCare tăng 1% thì cầu mặt hàng này tại Nguyễn Kim tăng 0,2015%.
- Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập: ˆ = ˆ. =0,3293
Q M d ED
M > 0 vì vậy mặt hàng điện tử là một loại hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng thì lượng cầu đối với mặt hàng này tăng. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng 1% thì lượng cầu đối với mặt hàng thịt lợn trung bình tăng 0,3293%.
Kết luận: Qua kết quả phân tích trên có thể thấy yếu tố thu nhập ảnh hưởng lớn nhất đến lượng cầu mặt hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim. Đồng thời cầu kém co giãn theo giá, khi giá tăng thì không ảnh hưởng quá nhiều đến cầu, công ty có thể sử dụng phương án tăng giá để tăng doanh thu. Tuy nhiên nếu áp dụng phương án này trong lâu dài sẽ làm mất đi khả năng cạnh tranh giá với các doanh nghiệp khác. Vì vậy đây chỉ là một biện pháp tạm thời và công ty cần có những chiến lược hiệu quả hơn để đảm bảo doanh thu vẫn có thể tăng và vẫn đảm bảo được khả năng cạnh tranh của mình.
2.3. Dự báo cầu mặt hàng điện tử của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015