thẩm trong tố tụng dân sự và vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm dân sự phải phù hợp với những chủ trương, đường lối cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện chính sách pháp luật về thủ tục tố tụng tư pháp và đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Tình hình số lượng đơn đề nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm ngày một gia tăng cộng với việc một số quy định của BLTTDS không đáp
ứng được với tình hình thực tiễn đã tạo ra những cơ chế đẩy các cơ quan tư pháp vào tình trạng khó khăn ngày thêm trầm trọng; các cơ quan tư pháp ở cấp cao nhất cũng không tránh khỏi sa vào sự vụ và luôn chịu sức ép chạy theo tiến độ giải quyết án; trong khi đó, hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm lại bị đánh giá còn "tràn lan, thiếu căn cứ", thủ tục giám đốc thẩm có nguy cơ trở thành thủ tục thông thường. Để khắc phục những tồn tại hết sức bất hợp lý này, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu rõ: "Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" [11]. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đổi mới căn bản thủ tục giám đốc thẩm, đưa thủ tục này trở về đúng nghĩa là thủ tục đặc biệt. Có như vậy, mỗi một kháng nghị giám đốc thẩm, mỗi một quyết định giám đốc thẩm của VKSNDTC, TANDTC trên lĩnh vực án dân sự mới trở thành khuôn mẫu cho các Tòa án, VKS, không chỉ trong thời đại bây giờ mà cho cả nhiều năm sau này.
Về đổi mới vị trí, vai trò của VKS trong tố tụng dân sự, theo tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, cần bảo đảm các yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà một trong những yếu tố trọng tâm là bảo đảm tính độc lập của quyền tư pháp. Nguyên tắc này đòi hỏi chế định VKS trong tố tụng dân sự cần phải được sửa đổi, bổ sung một số quy định để bảo đảm sao cho VKS cũng như Kiểm sát viên có được quyền lực độc lập, rõ ràng hơn trong việc thực hiện các hành vi, quyết định tố tụng của mình. Điều đó cũng có nghĩa, mỗi một VKS, mỗi một Kiểm sát viên khi đưa ra các hành vi, quyết định tố tụng đều phải được pháp luật bảo vệ trước sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào hoạt động tố tụng hoặc gây áp lực với họ. Liên quan đến thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của VKS, sự độc lập đối với
VKS chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công lý mà không phải tuân theo bất cứ một chỉ thị nào từ bên ngoài cũng như không thể tiếp tục bị ràng buộc trách nhiệm (theo quy định tại Điều 284 BLTTDS) là phải trả lời bằng văn bản cho tất cả những người thông báo (những người phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm) biết lý do trong trường hợp không kháng nghị.
Đổi mới vị trí, vai trò VKS trong tố tụng dân sự cũng đồng thời phải giải quyết tốt việc thực hiện các quy định về mối liên hệ giữa chức danh hành chính và chức danh tố tụng theo phương hướng đã được Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định:
Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình [11].
Trong hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm hiện nay, chỉ có người lãnh đạo đứng đầu VKSNDTC và VKS cấp tỉnh mới thực sự là người quyết định trong hoạt động tố tụng và chịu trách nhiệm về các quyết định tố tụng. Đội ngũ cán bộ có chức danh Kiểm sát viên tiến hành hoạt động tố tụng với nhiệm vụ, quyền hạn rất hạn chế. Điều đó dẫn đến tình trạng trách nhiệm chưa thật rõ ràng, thậm chí còn có hiện tượng dựa dẫm, ỷ lại trong thực thi nhiệm vụ. Để khắc phục tình trạng này, cần nâng cao trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho các chức danh tư pháp để họ chủ động, độc lập trong việc thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định tố tụng của mình trước pháp luật.
2.3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thẩm trong tố tụng dân sự và vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm dân sự bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự
Trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay, việc đổi mới căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và vai trò, trách nhiệm của VKS trong thủ tục giám đốc thẩm dân sự cần quán triệt phương châm chủ đạo số một trong tố tụng dân sự, đó là vụ kiện dân sự phải là vấn đề giữa các bên đương sự, hay việc dân sự phải "cốt ở đôi bên". Điều đó cũng có nghĩa, cần có những đổi mới hơn nữa trong hoạt động tố tụng dân sự theo đó nên có các quy định cụ thể hơn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chiều hướng áp dụng triệt để nguyên tắc quyền tự định đoạt và nguyên tắc trách nhiệm chứng minh của đương sự trong suốt quá trình tố tụng, hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp từ phía Tòa án và VKS vào việc thực hiện những nguyên tắc này của đương sự, ví dụ như quy định chấp nhận quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đương sự đối với phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, không quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án, quy định căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm của VKS không dựa trên những thiếu sót trong việc thu thập chứng cứ và chứng minh của đương sự...
2.3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thẩm trong tố tụng dân sự và vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm dân sự trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Tầm quan trọng của việc tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực tư pháp đã được các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp khẳng định. Mới đây nhất, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 đã xác định một trong những quan điểm chỉ đạo của cải cách tư pháp phải quán triệt
thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai" [11]. Đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đây là con đường ngắn nhất mà đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong bất kỳ vấn đề nào, quy định của pháp luật mỗi nước đều có đặc thù riêng do truyền thống văn hóa, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước quốc gia đó chi phối. Trong vấn đề căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và vai trò, trách nhiệm của VKS trong thủ tục giám đốc thẩm dân sự, chúng ta không thể máy móc vận dụng nguyên mẫu kinh nghiệm của bất kỳ quốc gia nào mà phải tiếp cận được những "giá trị phổ biến" của toàn nhân loại - những quy định chung có giá trị phổ quát về những vấn đề này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận mà thôi, chẳng hạn như quy định về quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đương sự; quy định căn cứ kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm chỉ về vấn đề áp dụng pháp luật; quy định VKS (Viện công tố) tham gia tố tụng dân sự với tư cách đại diện cho lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của tập hợp người không xác định cũng như lợi ích của những người không có khả năng thực hiện quyền dân sự hoặc không thể tự bảo vệ mình; quy định VKS (Viện công tố) có thể kháng nghị giám đốc thẩm theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ để bảo đảm pháp chế, bảo vệ luật pháp và vì lợi ích của luật… Kết hợp với những yếu tố truyền thống có sức sống lâu bền trong lịch sử lập pháp, những kinh nghiệm hun đúc từ hoạt động thực tiễn, quy định của BLTTDS Việt Nam về những vấn đề trên mới khắc phục được những bất hợp lý đang tồn tại, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và dễ thực thi, giải quyết được những yêu cầu phát sinh từ thực tiễn cuộc sống.